Dẫn Nhập
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
Muốn giác ngộ chỉ có Thiền, và Thiền đây đúng nghĩa nó là Thiền là nhìn vào Tâm, rồi đi về Duy thức và Tánh Không. Giác ngộ rồi mới khởi tu là nguyên lý căn bản tu tập.
Tôi học Duy thức luận và Bát Nhã Tánh Không trong kinh Kim Cang lấy Vô trụ làm chính; đi đến vô trụ, vô ngã, vô thường và vô nhị biên. Tất cả danh từ của kinh luận đã thâm nhập vào A lại da thức rồi mới bắt đầu thiền miên mật, đi đứng nằm ngồi trong tâm lúc nào cũng thiền với công án: tìm đường giác ngộ. Giống như truyện Bahiya Sutta trước khi đi gặp Phật cứ mang công án làm sao giác ngộ trước khi chết. Không chấp vào kinh luận sau khi đã thâm nhập vào tiềm thức rồi nói theo phân tâm học, tôi mới tự xét tâm mình. Giác ngộ là gì? Giác là tĩnh dậy, ngộ là hiểu biết, giác ngộ là hiểu biết hoàn toàn, trọn vẹn còn gọi chứng ngộ là tự mình trãi nghiệm.
Đầu tiên dòng tâm thức của mình luân chuyển không ngừng nghĩ như dòng nước chảy mà ta như giọt nước phải tìm đường quay về nguyên thủy của giọt nước ấy từ đâu mà có. Dòng tâm thức ấy là vọng tâm. Kinh pháp cú bảo: ý dẫn đầu các pháp, ý đây là ý Căn, như vậy Căn gặp với Trần cảnh tạo ra thức là Ý thức. Ý thức nầy phân biệt nhị nguyên chủ khách đưa ta đến cái biết sự vật đang là hiện hữu, cái biết đó cũng còn là cái giác của thức gọi là giác thức đang là. Khi đó ta bắt đầu quay lại từ bắt đầu của vũ trụ quan. Vũ trụ này được thành hình do duyên mà ra, cái này có cái kia có cái này mất cái kia mất, tất cả đều vận hành liên tục từng sắc na thay đổi vô thường, nhưng chúng vận hành theo những quy luật cố định mà con người tìm thấy dần dần gọi là khoa học vũ trụ vật lý và con người cũng thế, tất cả đều có một quy luật tự bảo vệ sự hiện hữu của chúng. Khi chúng có mặt hiện diện thì chúng tự bảo vệ sự hiện diện đó, chống đối sự tiêu huỷ nó, trái đất quay quanh mặt trời vòng cố định vận tốc cố định và xoay quanh chính nó cố định. Einstein đã tìm thấy luật bảo tồn năng lượng (mass and energy conversion) là vật chất và năng lượng biến đổi trao đổi để bảo tồn năng lượng. Vật chất(Mass) thành Năng lượng( energy) và ngược lại. Như vậy thực vật cũng có chu trình tồn tại của chúng là một vòng tròn kín từ hạt nảy mầm rồi biến ra trái rồi hạt rơi xuống đất và nảy mầm tiếp tục gọi là chu trình Krebs, Phật nhận ra con người cũng có 12 nhân duyên quay vòng lại thành kiếp người và sinh sinh tử tử xoay vòng, cũng như Einstein bảo tồn năng lượng, vật chất: con người chết đi thành năng lượng chứa tại a lại da thức là nghiệp lực dẫn đi đầu thai thành người vật chất trở lại. Mỗi phút giây cơ thể chúng ta có sự tiêu diệt chết hồng huyết cầu và rồi tái sinh mới liên tục, mỗi tế bào cơ thể cũng tự có quy luật tồn tại của chúng. Ở đây ta bắt đầu tự đặt công án: từ vô minh đi đến tử chết rồi quay lại vô minh, tại sao tâm thức ta có Tánh giác hay Phật tánh sẵn có, mang tánh giác này đi đầu thai thì lại đầu thai thành vô minh mà không đầu thai thành tánh giác? Kinh lăng Nghiêm bảo là nguyên thủy con người có tánh giác rồi nổi lên niệm ý thức phân biệt làm che mờ tánh giác nầy nên gọi là vô minh. Khi xưa Bà la Môn có hỏi Phật tại sao chúng sanh có Tánh giác sẵn trong người mà không lấy nó ra, tại sao sanh ra thành vô minh? Hỏi 3 lần Phật không trả lời, Phật bảo Ananda rằng câu hỏi này cũng giống như con người từ đâu mà có? trái đất vũ trụ này từ đâu mà có? chúng sanh bị bắn tên độc tham sân si không lo giải độc mà cứ hỏi ai bắn tên này? tại sao lại bắn tên này? Có nhiều giải thích về việc này: như khi sanh ra con người bị đau đớn quá đổi vì ép thân xác nhỏ lại đi qua âm đạo phụ nữ nên đau quá mà không còn nhớ gì biết gì Tánh giác sẵn có, rồi ra đời lại bật lên ý thức phân biệt làm thành vô minh. Nhưng nếu sanh ra giải phẫu bụng thì có đau đớn như vậy đâu? Có giải thích khác mơ hồ hơn là đi đầu thai thì phải ăn cháo Lú để quên hết tánh giác của mình và quá khứ của mình. Thật ra nếu ta tu hành đạt tánh giác gọi là Chánh Đẵng chánh giác thì không còn luân hồi nữa thì có trở lại vô minh được đâu, Phật dạy rằng khi vàng quặng mỏ nhiễm tạp chất được phân giải thành vàng ròng (pure) rồi thì không thể trở lại vàng tạp quặng như cũ được. Đã đắc đạo Ngộ được rồi thì không bao giờ trở lại vô minh được, mà không trở lại vô minh thì không bị vòng 12 nhân duyên gò ép thì không còn sanh tử luân hồi thì thoát ra rồi, đâu còn đầu thai làm người vô minh? Như vậy chỉ có người vô minh bị nghiệp lực dẫn đi mới đầu thai làm người 6 nẻo luân hồi thì vô minh mới sanh ra mà thôi, tức là vô minh mới trở lại vô minh còn Giác ngộ rồi không thể trở lại vô minh được nữa, họ đã thành A la hán, Bồ tác, Phật rồi. Trả lời câu hỏi bà la môn là lúc khởi thủy loài người tại sao không giử Tánh giác mà lại đầu thai là vô minh? Lời giải thích là ý thức làm che mờ Tánh giác. Như vậy Tánh giác ta có được sẳn trong tâm thức đi đầu thai nhưng khi chào đời đứa bé có dòng điện neuron dưới từ trường trái đất lên đến não bộ để tạo ra ý thức và ý thức này có trước rồi tánh giác mới có sau, do vậy mà ý thức che lấp tánh giác đi. Tuy tánh giác có sẳn trong tâm thức đi đầu thai nhưng khi sắc thân do 5 uẩn duyên hợp thì ý thức có trước do sắc có, rồi tánh giác có sau nên bị che mờ. Quan điểm này được cho là duy vật vì vật chất có trước ý thức có sau. Cũng có thể tánh giác có trước nhưng đó chỉ là cái nhân tố của tánh giác mà thôi. Tức là vô minh thì trở lại vô minh nhưng khi tu tập Giác được rồi thì không trở lại vô minh nữa mà Giác đó là tánh giác có sẵn trong chúng sanh, chứ không lấy từ đâu mà có. Đặt câu hỏi có thật sự chúng sanh có sẵn tánh giác đó hay không? Thật ra tánh giác đó giống như chân tâm nói nôm na là lương tâm của chúng ta, ngay trẻ em mới vài tuổi khi chơi cùng anh em bạn bè chúng cũng biết hối lỗi khi làm người khác bị xúc phạm, mà khóc thét, sự hối hận đó gọi là lương tâm tức là chân tâm đã có từ lúc còn nhỏ, tức là có ý thức là có tánh giác sẵn rồi (duy thức gọi là tâm sở thiện trong 52 tâm sở). Tánh giác chỉ là cái biết lần thứ hai sau cái biết đầu tiên của ý thức phân biệt vì nó có sau ý thức. Có thức thì sẽ có Trí, có biết thì sẽ có Giác, thức có trước do sắc có rồi Trí có sau do tu tập vén cái che mờ của thức. Nó luôn luôn đi kèm nhau nên mới có Tục đế tức là có Chân đế vậy. Quy luật này của đạo Phật là bất biến: Thức >>Trí, Tục >>Chân, Phiền não >>Bồ đề, thế gian Pháp>>Phật Pháp, tĩnh giác rồi mới giải thoát là vậy. Vì Thức có trước nên che mờ Giác có sau. Nhưng tại sao lại che mờ? Vì ý thức phân biệt là chấp vào không gian và thời gian số lượng mà Tánh giác là thực tướng của vạn pháp nên phải thoát ra khỏi không gian thời gian này tức thoát cái Tôi gán vào hình tướng và đặt tên cho pháp.
Thân và Tâm
Sự sự vật vật đều có hiện hữu riêng bản chất của chúng nhưng nằm cạnh nhau cũng không can thiệp nhau, cùng chấp nhận tồn tại tức là không gây trở ngại, tương thông tương đồng như kinh Hoa Nghiêm giữa lý và sự, như nước và lửa nằm cạnh nhau cũng được nhưng nếu nhập chúng lại thì sẽ có phản ứng. Như vậy ta nhận ra thời gian và không gian do con người có ý thức nhị biên, tìm ra sáng tạo ra để chấp nhận sự có mặt của vạn vật, thời gian làm ta hiểu rõ vô thường vì mỗi sắc na là mỗi đổi thay, rồi hiểu rõ vô ngã vì chúng ta có không gian thì vạn vật dựa nhau mà có mặt, duyên khởi làm duyên cho nhau mà tồn tại trong không gian. Nhưng sự tồn tại hiện hữu đó không tự nó mà thành lập mà do duyên mà có nên gọi là vô ngã. Ứng dụng vào con người chúng ta cũng vậy, không có một cái tôi nào tự nó tồn tại mà do duyên kết hợp của 5 uẩn mà thành. Mọi sự hoạt động của chúng ta đều do uẩn làm việc chứ không phải cả cái tôi làm việc. Khi đào sâu vào chính chúng ta thì nhận ra được Tâm của mình. Khái niệm về Tâm và Thức được thành lập cho việc tu tập, vì cốt lỏi con người tu tập là nhận được thực tướng của các pháp và tiêu diệt tham sân si là đạt được an lạc chính trong lúc chúng ta còn đang sống. Chân lý này là thực tế nhất hơn là tu tập để về cõi nào đó sau khi chết. Chúng ta nhận ra Thân và tâm cũng như Einstein nhận ra vật chất và năng lượng vậy. Từ khái niệm này ta đào sâu vào tâm và thân ta để đạt ngộ đạo là chân lý hạnh phúc an lạc. Thân ta thì tu tập là làm cho thân nầy mạnh khỏe sống lâu và cường tráng không bịnh tật. Vì thân tâm là một nên bổ xung nhau hay làm duyên cho nhau nên thân và tâm đều tu tập dung dưỡng cùng một lúc, không thể nói lúc này lo tu thân lúc sau lo tu tâm được, khi trẻ thân ta hoàn hảo đến già thân ta yếu đuối tàn tạ bịnh hoạn là quy luật vật chất thành trụ hoại diệt, do đó ta cố gắng dưỡng sinh thân này và dùng khoa học để nuôi dưỡng chúng chu đáo. Nuôi dưỡng chu đáo không có nghĩa là thỏa mãn sự đòi hỏi của thân theo tính dục của chúng, vì thân là vật chất nó có quy luật là đòi hỏi để phát triển thì có đòi hỏi tốt và cũng có đòi hỏi xấu, tu tập có tánh Giác này là biết phân biệt tốt xấu để giác ngộ. 12 nhân duyên cũng chứng tỏ sự đòi hỏi của thân mạng con người như: ái >> dục >>thủ >> xúc >> thọ ….những đòi hỏi đó bên tâm lý học hiện đại gọi là dục tính nằm trong Vô thức. Vậy tu thân là kiểm soát được dục tính này. Làm sao cho thân nầy mạnh khỏe trong chánh niệm bát chính đạo. Còn về Tâm thì sao? Đây là mấu chốt của sự Ngộ đạo. Khi chúng ta tụ tập vào Nguyên Thủy tông chúng ta hiểu rằng đó là phương pháp là phuơng tiện thiện xảo của đức Phật dạy ta tu tập cốt diệt tham sân si, diệt tận cùng lậu hoặc mà an lạc hạnh phúc thành A la Hán. Muốn đạt được điều đó là hiểu rõ vô thường, vô ngã và khổ tập diệt đạo của tứ diệu đế, Thất bồ đề phần, Thất giác chi, Bát chánh đạo, v.v, bằng phương tiện thiền định Tứ niệm xứ, vì chấp nhận sự sống là thật thể có thật, nên ta cần có nhiều quy luật răng đe cấm kỵ, gọi là Giới luật để ép thân và tâm ta đi đúng đường vì đạo là đường giải thoát. Ngày nay Nguyên thủy tông đã phát triển áp dụng Tánh không và Vi diệu pháp của Duy thức luận. Vì phương tiện thiện xảo áp dụng làm cho hành giả chấp vào phương tiện mà quên đi ý nghĩa nhu cầu tại sao có phương tiện đó như ăn chay ăn mặn, giới luật 5 giới hay 250 giới … . Cũng như cần diệt tham sân si mà chúng sanh cố gắng tu tập diệt bỏ hoàn toàn chúng là đều gần như rất khó khăn vì đó là bản năng sinh tồn của con người mà nhà Phật gọi là những con ma. Chúng ta phải hiểu lý do tại sao diệt tham sân si và diệt ở mức độ nào và bằng cách nào diệt chúng. Chính vì diệt chúng mà Bồ Tác mới đi sâu vào: vạn pháp đều không thật, giả có và không tự ngã nên gọi là Tánh Không. Đi sâu vào trống không (emptiness) là nhận được nó không tự tánh, nó như thị tức là trả pháp về cho pháp là vô chấp pháp, như huyễn là giả tạo thành lập là không tự ngã, như bọt nước như tiếng sấm vang vội lại trong vách núi, như bóng con hạt bay ngang đầm nước, như ánh chớp, như hình ảnh trên TV…khi thâm nhập Tánh không đó hiểu được Chân không diệu hữu là trong chân thật của không, có hiện hữu kỳ diệu của pháp, chúng ta hết còn tham sân si, và nhận rõ thực tướng các pháp. Vậy mà vẫn chưa đủ lực để tu tập, Bồ tác còn tìm ra phuơng tiện thiện xảo khác nữa là Duy thức luận: ba cõi duy tâm vạn pháp duy thức đó là Tâm chúng ta. Duy thức này ra đời của đại thừa là lối tu rốt ráo nhất để đạt được an lạc hạnh phúc trong hiện tiền, diệt bỏ tham sân si từ căn gốc của chúng, kết hợp tánh không và duy thức là con đường của đại thừa mang đến Ngộ đạo nhận được Chân tâm, chân như, Tánh không và A lại da duyên khởi. Trên hình thức thì Tánh không và duy thức trái ngược nhau nhưng nội dung thi tương tự nhau. Tất cả giúp chúng ta tu tập ngộ đạo và thoát được sanh tử luân hồi. Theo Einstein energy sau khi mass cơ thể ta chết tiêu huỷ thì nếu năng lượng này không có nghiệp lực để dẫn dắt đi đầu thai thì năng lượng này có mất đi kg? Như vậy hồn ma hay tâm thức mà còn vương vấn cõi ta bà này với người ngộ đạo thành a la hán, là phật khác nhau như thế nào? Một bên là năng lượng do nghiệp lực nhưng vẫn còn vướng mắc sâu đậm của tham sân si là hồn ma không đi đầu thai, khác xa với năng lượng của người thành đạt giác ngộ là Bồ tác nếu có nguyện lực là giúp chúng sanh, lực bây giờ nghiệp lực thành nguyện lực, năng lượng bồ tác là không sanh không diệt, là to lớn và giúp đỡ nhiều người. Bồ tác Quan thế âm chẳng hạn là một nặng lực to lớn giúp đỡ các chiếc thuyền vượt biên cho người Việt nam đi vượt biển, câu hỏi thường tình là Đức Phật ở cõi niết bàn phải không? nếu không còn nghiệp, đã Chánh đẳng chánh giác và không còn nguyện lực của Bồ tác, vậy đức Phật ở đâu? nếu là một năng lượng thì năng lượng đó đi đâu? Năng lượng của Bồ tác vẫn ở cõi ta bà này còn đức Phật ở đâu? Câu trả lời năng lượng đó trùm khắp chân không và còn gọi là vô sở bất tại có nghĩa là ở tất cả các nơi và hiện hữu trong các muôn loài muôn vật đó là Phật tánh, cũng có thể có một cõi Niết bàn, cõi Tịnh Độ trong không gian vô cùng thời gian vô tận.
Tiến trình giác ngộ
Chúng ta biết Phật giáo phát triển là phát triển từ A thành A’ rồi A” chứ không phải A thành B mới hoàn toàn. Như vậy muốn tu đạo Đại thừa thì cũng cần biết qua Nguyên thủy. Căn bản của người Phật tử phải biết là: nghiệp, vô thường, vô ngã, tứ diệu đế, tứ niệm xứ với 16 hơi thở, bát chánh đạo, 12 nhân duyên.
1.Tánh không: Đại thừa khởi tín được Bồ tác Mã sinh khai lập mở ra một sự phát triển mới: Chân như thể dụng tướng, đến lý thuyết về Tánh không. Bồ tác Long Thọ phát huy Tánh không thành luận Trung đạo. Có nghĩa là không chấp vào hai thái cực Có và Không vì do duyên vận hành liên tục nên các pháp không đứng yên vào một vị trí nào có và không cố định.
Tánh không và duyên khởi còn gọi là thực tại giả lập, là biến kế sở chấp (duy thức). Giác ngộ là điều đức Phật đạt được, vô minh chúng sanh thì nhìn vật hiện hữu là thật sự vì có hình tướng. Cái hình tướng đó là giả danh vì nó không là thật. Tại sao vậy? Vì nó hiện ra từ mắt ta nhìn tức là 6 căn của cơ thể ta nhận được trần cảnh, mà trần cảnh này không cố định thay đổi vô thường từng sắc na. Vì tiếp xúc trần cảnh nên tạo ra 6 thức như vậy thức đó là giả danh còn cái biết sau đó là chân lý là thật có, như vậy giác ngộ là từ giã danh đó nhận ra cái biết thật sự là chân thật. Dòng tâm thức này luân chuyển không ngừng nghỉ của chúng ta vì nó không có bắt đầu và cũng không có kết thúc nên nó là không có thật, nó xuất hiện rồi lưu lại ở a lại da thức, đức phật gọi dòng tâm thức ấy là vọng thức vì nó thay đổi từng sắc na vô thường, nhưng biết cái thức đó là sự thật là bản chất tri giác, bản chất nầy hiện ra khi cái giả vọng ấy bị tiêu diệt. Lý luận này như sau: căn gặp trần ra thức lập lại thức nhiều lần sinh ra có cái biết gọi là tri giác, tri giác này được nhận biết một lần nữa rõ ràng gọi là Trí giác tức biết lại cái biết đã có được, biết lần thứ hai.
Sự vật không có thực thể nên vô thường do duyên kết hợp, như Einstein nói bảo tồn năng lượng chuyển đổi liên tục như vậy vật chất này không có tự tánh do duyên khởi từ vật chất đến phi vật chất, duyên áp dụng cho vật chất nhưng cũng áp dụng cho phi vật chất như cảm giác đau khổ hay hạnh phúc là phi vật chất và từ đó nhận biết về Tánh không tức là không có tự thể, tự sanh ra không có sự trường tồn vĩnh viễn, không có tự tánh nên gọi là Không.
2.Tánh không và giả danh còn gọi là thực tại tuỳ thuộc, là y tha khởi (duy thức). Tóm lại là các pháp hiện hữu do duyên, căn trần thành thức và đặt tên cho nó nên là giả danh và thức này là thức phân biệt chủ khách thành ra gọi nó là thực tại tuỳ thuộc vào duyên. Qua thời gian thì nó sanh diệt nếu thời gian không có thì duyên cũng không có và tri nhận ra nó cũng không còn. Nên quán chiếu phi thời gian khi thiền định là điều cần thiếc.
3.Tánh không và trung đạo còn gọi là thực tại tuyệt đối, là viên thành thật (duy thức). Tự tánh tuyệt đối gọi là thực tại tuyệt đối là cái thật có, chân như là cái có thật, không gì ngoài nó nên gọi là chân không, bất biến thường hằng. Về quan điểm không gian thì cái hiện hữu đó chỉ chính là nó không có gì khác nó, không cái gì áp đặt lên nó nữa nên gọi là phi không gian, tại sao là phi không gian vì đứng về mặt chủ thể vật chiếm cứ không gian và không gian chứa vật là một, thì nó là nó tại thời điểm nó hiện diện trong không gian và giác thức nhận ra, biết ra nó vượt khỏi không gian nên gọi là phi không gian. Kế tiếp là thời gian thì biết vật đó tại thời điểm đó là hiện tại tức khắc không có quá khứ hay tương lai, biết vật đó như thị (as is) thì phi thời gian có nghĩa là vật thu gọn lại một điểm là không có không gian thì thời gian cũng cô đặt lại tức thời một điểm là không có thời gian nên mới hiểu được tự tánh tuyệt đối của sự vật. Cần phải quán chiếu được như vậy. Bấy giờ ta mới hiểu được tánh giác vượt khỏi nhị biên thức là có phân biệt không gian và thời gian, hai cái nầy tạo ra thức Nhị biên phân biệt, có chủ có khách, biết cái biết đúng là biết cái thực tại giả lập vọng tưởng để quay về biết chân nguyên gọi là Tánh biết của Trung đạo . Phật dạy: “nầy Ananda, tánh giác trong như lai tạng là thật hư không, hư không là thật tánh giác thanh tịnh, bản nhiên đầy khắp pháp giới”. Kết luận là vật và tâm đều là tánh không, tự tánh giả lập và tuỳ thuộc vào sự vật là không có thật, tự tánh tương đối của tâm là vọng tâm, cuối cùng tự tánh chân thật tuyệt đối của vật là thật hư không và của tâm là chân tâm cũng là thật hư không. Như vậy nhận thức dùng để thoát duyên chằng chịt (trùng trùng duyên khởi) và luân hồi sanh tử là Tánh không vì nó là tự tánh giả lập, tự tánh tuỳ thuộc, là vật vượt ra khỏi chính nó để vạch ra bóng dáng trong chân không nhưng tự tánh tuyệt đối là thực tại trong chân không. Trung đạo là nhận ra cái tuyệt đối này không có không gian và thời gian trở về nguyên thủy của cái biết vật thể đó, do tâm có trí nhận biết. Giác trí và giác thức sum họp lại thành là một thì lúc đó là tuyệt đối, không còn có hai nữa nên gọi là năng sở song vong thì tâm là chứa trọn vẹn không có gì ngoài tâm nên không có điểm khởi lên và không có điểm kết thúc. Khi đó phủ nhận nhận thức bên ngoài của vật rồi phủ định luôn sự hiện hữu của vật đó như vậy còn lại là tâm không là tâm điểm của hư không nên gọi là thức, tướng các pháp là không, không sanh không diệt, là chính chúng không còn giả danh giả lập do duyên, chính chúng là chúng như thị không còn tuỳ thuộc cái gì áp đặt lên chúng, bây giờ vạn pháp là tánh không là chân không mà diệu hửu thì tướng không là không tăng không giảm, thể không thì không tốt không xấu không thiện không ác, không sạch không nhơ, gọi là tự tánh tuyệt đối.Tuyệt đối là sao? Là chức năng vận hành của tâm thức thì không thay đổi trong khi tâm thức thì luôn luôn chuyển động không ngừng nên gọi tâm thức là vọng tâm. Chức năng đó là TRÍ gọi là tâm trí còn thức chuyển hoá là vọng là huyễn thì gọi là THỨC. Giống như vũ trụ chuyển động không ngừng nhưng quy luật vận hành chúng là tuyệt đối không biến đổi là cố định là không sinh diệt. Trí là biết về cái biết của thức, cái biết lần thứ hai. Chú ý các danh từ trừu tượng: tự tánh, thực tại giả lập, tùy thuộc, tuyệt đối, giác thức, giác trí, năng sở, trung đạo, nhị nguyên, nhất nguyên, vô niệm.
4. Duy thức: Ba hình thức tự tánh: biến kế sở chấp là tự tánh giả lập không có thật, y tha khởi là tự tánh tuỳ thuộc do duyên, viên thành thật là tự tánh tuyệt đối, là Tánh không. Không có thật cũng không có giả, là trung đạo là Chân không diệu hữu là giác ngộ. Vậy 3 tự tánh đó là gì? Biến kế sở chấp là biến là biến đổi, kế là kế thừa, sở là đối tượng và chấp là dựa vào. Biến kế sở chấp là dựa vào hình tướng thay đổi và kế thừa của đối tượng mà cho là sự hiện hửu có một cái tên tức là giả lập là vọng là phân biệt. Y tha khởi là y theo nương theo cái khác mà sinh khởi do duyên mà có, còn gọi là tùy thuộc. Viên thành thật là viên tròn tức hoàn hảo tuyệt đối thật tánh nên gọi là tự tánh tuyệt đối. Ba tự tánh nầy kế tiếp nhau tuần tự của vạn pháp.
5. Chuyển tâm thức thành tâm trí
Nhị nguyên tính: khi 6 căn gặp 6 trần tạo 6 thức thì thức này là thức nhị nguyên phân biệt mà nhà Phật gọi là giác thức, vọng thức, ý thức, tất cả có chức năng ý niệm vạn pháp là gì. Từ đó gọi là tâm thức tức là tâm phân biệt chủ và khách. Khi đứa trẻ sinh ra ban đầu nó sẽ biết màu sắc phân biệt rồi biết được không gian rồi số lượng rồi thời gian, tất cả gọi là ý thức.
Nhất nguyên tương đối: 6 thức mà chúng ta có phân biệt là nhị nguyên ấy trong dòng tâm thức trôi chảy không ngừng gọi là giác thức ấy là vô minh. Do vậy ta dùng thiền gom chúng thành một niệm thì cũng là niệm trong nhị biên phân tích. Giác thức này được biết gọi là giác tri lúc nguyên sơ nên gọi là nhất niệm giác tri đang là, nhất nguyên tương đối mà thôi, gọi là nhất niệm vô minh. Lúc bây giờ chủ và khách nhập lại là một nhưng vẫn còn vô minh là tương đối. Nhất niệm giác tri lúc này là huyễn là tương đối là giả danh mặc dù nó là thức thành trí nhưng chưa tuyệt đối .
Năng sở song vong: Ý dẫn đầu các pháp theo kinh pháp cú, vậy lấy ý căn mà tu tập. 5 thức đầu từ bỏ thì ý thức và ý căn là tác động của tâm, rồi tác động Năng sở song vong là cái của tôi và cái bị có không tồn tại nữa. Thì Thức nầy biến thành Trí rồi là một niệm tương đối còn trong vô minh, đó là pháp môn không hai. Năng sở song vong là hành trình đoạn diệt tướng, đoạn diệt thức, và đoạn diệt trí mà chỉ thể nhập vào cảm giác đối tượng hơi thở. Thật sự cảm giác do thân thể con người cảm nhận vào thể không của đối tượng. Thí dụ nhãn căn chẳng hạn, thấy con bò đầu tiên là cảm nhận hình ảnh (cảm giác) trong võng mạc (thể không) của mắt, rồi mới nhận thức tên hình ảnh đó là con bò (thức). Vậy trước khi con bò được sanh ra (đặt tên) chỉ là cảm giác mà thôi. Muốn đoạn diệt cái biết (của căn lẫn của trí), thì lúc đầu thân phải nắm bắt ngay cảm giác phi thời gian (vô trụ) mới đạt thực tướng đối tượng. Thực tướng đối tượng là tướng không của nó chiếm cứ trong không gian một dung thể không. Như con bò, tướng không tự nhiên của nó là dung thể không chiếm trong không gian, khi ta nhìn nó, thì tướng không ấy chiếu trong võng mạc mắt ta mới thấy, rồi nhờ nhận thức (perceive) tướng không ấy có tên là con bò. Do đó ta thấy con bò là ta chỉ thấy hình ảnh nó mà thôi, nên con bò chỉ là giả danh, không phải là con bò bằng xương bằng thịt trong mắt ta. Vậy lý do tại sao ngay khi thân cảm nhận đối tượng đầu tiên ta không nắm bắt cảm giác, là một thực tướng của đối tượng, thì làm gì ta phải duyên theo cái giả danh huyễn hóa của vạn hữu? Cho nên trong pháp tu chứng chánh đẳng chánh giác của đức Phật, chỉ rõ lúc thân hành và sống một mình( kinh Phật sống một mình ), thì định niệm hơi thở trong giai đoạn thứ tư (tứ thiền trong Như lai thiền) thì bắt đầu hơi thở ra vô được đoạn diệt, nghĩa là đoạn diệt hơi thở ra, hơi thở vô, một đối tượng giả danh, huyễn hoá, không thật vì do duyên khởi từ căn trần thức, nên còn biến dị, phải nắm bắt ngay đối tượng tự nhiên của nó hiện hữu trong không gian ngay khi thân cảm nhận trực nhận nó (tướng không là thực tướng mà thân cảm giác). Nói tóm lại, năng sở song vong là thể nhập chốn tịch tĩnh y nhiên làm trong sạch hóa tâm trí, là hư không hóa mọi vạn pháp để đạt chí đạo là tâm chơn như hay tâm không. Tóm lại năng sở song vong một cách tuyệt đối không dùng trí mà dùng thân cảm nhận (cảm giác trực giác) đối tượng mà thôi. Ðó là Chánh Giác (Vô niệm: buông xả).Đoạn nầy diễn đạt khi ngồi thiền (Như lai thiền có 4 bước) thì ta cảm nhận bằng trực giác buông xã bỏ đi giả danh huyễn hoá, bỏ đi không gian và thời gian nhận chân Như thị các pháp và tại thời điểm hiện tại không quá khứ không tương lai, nắm bắt cảm nhận Năng sở song vong cả năng là ta và cả sở là đối tượng đều tiêu mất. Buông xả và ngưng động: Từng hơi thở tự nhiên tự động hiện hữu rõ ràng: nó-là-nó tại-đó và lúc đó mà thôi, một trạng thái trống rỗng.
Vô Niệm
Trạng thái thân chứng nhờ thể nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, tức là phải trải qua ba giai đoạn trên (huân tập kinh nghiệm thuần thục), để hành giai đoạn thứ tư nầy một cách rốt ráo, nghĩa là vô tướng vô thức và vô trí (hay vô tánh) tức là vô niệm, từng chấp hơi thở tự nhiên và tự động vào, ra, hiện hữu rõ ràng rỗng không. Khi Phật đã trải qua ba lối thở trên (kinh nghiệm) là đã đạt được chánh trí rồi như các kinh Phật đã giáo hóa chúng sanh sau này. Ðó là lúc Bồ Tát đã đoạn diệt cảm thọ vui buồn, vượt khỏi ái thủ hữu được minh tâm và giải thoát ( thiền được 3 bước của Như lai thiền) Giai đoạn thứ tư này là Pháp mà Phật đã thể hiện được Tánh Giác còn gọi là Pháp Vô Niệm, Buông Xả là không Niệm Tướng, không Niệm Thức và cả không dùng Trí mà ngộ nhập vào từng dòng hơi thở vô ra tự động hiện hữu tự nhiên rõ ràng trong trống không. Ðó là Thiền Thứ Tư trong 4 bước thiền Như lai của Phật khi đắc đạo( tiến trình giác ngộ của đức Phật). Thiền này khác xa thiền tứ niệm xứ hay các thiền khác sau này. Khi chứng Thiền thứ tư, hơi thở vô, hơi thở ra thì đắc được khinh an.
6. Nhất nguyên tuyệt đối: sau khi nhất nguyên tương đối là một niệm vô minh kết hợp với không còn không gian, không còn thời gian tức là ngay tức thì, ngay như thị từng sắc na do tâm nhận biết cái đang là thì lúc bấy giờ gọi là một niệm tuyệt đối tức cái biết đang là, kèm theo không còn chủ khách năng sở. Một niệm tuyệt đối này gọi là TRÍ tuệ bát nhã, chân trí, giác trí đang là, là nhận biết không còn không gian thời gian nhà thiền gọi là Bất khả tương nghị nên thường im lặng là trung đạo. Một điểm như thị này là nguyên sơ của giác thức, nguyên sơ đạt thành giác trí rồi đi đến phủ nhận giác trí này thì đạt trí tuệ Bát nhã giác ngộ.
7. Thực tại tuyệt đối còn gọi là chân lý tối hậu: phi thời gian và không gian, là giác trí tuyệt đối này theo Bát nhã sắc không, không khác nhau nên không có không gian vì tự nó là trống rỗng không, trần trụi như hư không nên gọi là chân không diệu hữu là tánh giác chân tâm, vậy làm sao nắm bắt chân tâm? là kim cang kinh là không trụ vào. Kim cang còn bảo: đưa tất cả các thực tại giả lập vào thực tại tuyệt đối mà không còn thấy thực tại giả lập đó nữa là hàng phục được tâm.Tức tâm nhận biết sự vật trực tiếp tức là trực nhận thể không của vật và lìa ngay tướng giả lập nên gọi là không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả: 4 tướng. Nên gọi là Vô tướng là Thực tướng.
Về không gian thì đó là không còn không gian nên gọi là TẠI Đ Y VÀ B Y GIỜ LÀ CH N LÝ NHƯ THỊ, còn gọi là vô chấp pháp, trả pháp về lại cho pháp.
Về thời gian thì không bám trụ dựa vào bất cứ cái gì nảy sanh lòng bố thí ba la mật, tức thì là hiện tại, là bồ đề là chân tâm ở tại ngay từng sắc na, vì qua một sắc na khác sự vật đã thành vật khác nên là huyễn hoá. Nên chân lý tuyệt đối là ngay thực thi hiện tại không còn thời gian nên không còn huyễn hoá áp dụng đúng câu ưng vô sở trụ là nhân thì nhận được quả là Vô sở bất tại hay cõi Niết bàn, có nghĩa là không có nơi nào mà không có mặt, không có việc gì mà không thấy biết hiện hửu trong muôn loài muôn vật, là hàng phục tâm, an trụ tâm là vậy.
8. Các loại trí:
-Trí phân tích: phân tích suy luận
-Trí phân biệt: phân biệt sự vật là huyễn hoá, giả lập
-Trí vô phân biệt: đây mới thật là trí tuệ vì không còn không gian thời gian biết bằng trực nhận hay trực giác được tánh không hay thể không, biết ngay tức thì là tánh giác là hư không và hư không là tánh giác. Tóm lại tánh giác của tâm là chân tâm, muốn đạt được chân tâm nầy bất khả tương nghị không thế nghĩ bàn nầy phải đi tuần tự qua nhiều biến chuyển tu tập về duy thức, thì Tánh biết sau cùng nguyên gốc, biết cái biết của ý thức tức là biết lần thứ hai sau khi cái biết xuất hiện do 5 thức đầu, rồi đến năng sở song vong phủ nhận cái tôi, cái bị có cùng với 5 ý thức đầu rồi vượt qua được không gian và thời gian nắm bắt cái đang là tức thì hiện tại từng sắc na đó nên đạt thành Trí từ thức mà ra, biến thức thành trí và đạt trí vô phân biệt hay là tuyệt đối hay trực giác hư không đó là giác ngộ. Có người bảo vô phân biệt là không biết đàn ông đàn bà khác nhau. Thật ra phải tuần tự theo: phân tích trước rồi mới đến phân biệt rồi mới đến vô phân biệt nên vô phân biệt này là tánh giác vô phân biệt tức là phân biệt đúng đắn nhất rõ ràng nhất. Trí vô phân biệt là Tánh giác cũng phải có sau trí phân tích, phân biệt tức là Tánh giác có sau ý thức.
9. Giác ngộ là nhận được chân thực tướng vạn hữu nên gọi Chân không diệu hữu, thật tính vạn hữu là giải thoát khỏi sai lầm về tự tánh giả lập hay tuỳ thuộc. Giác ngộ rồi là kiến tánh rồi mới khởi tu theo Thiền tông.
Câu chuyện thứ nhất: Trong Bahiya sutta, Giác ngộ được kể như sau: khi Bahiya lặn lội ngày đêm từ nơi xa xôi đến gặp đức Phật với công án là tìm đường giải thoát trước khi chết, vì người biết trước sẽ chết sớm. Khi gặp được đức Phật đang dẩn tăng đoàn đi khất thực, Bahiya đảnh lể và xin đức Phật cho một lời giáo huấn để ngộ đạo. Phật từ chối 3 lần cốt để Bahiya tăng cao nghi tình thật mạnh rồi đức Phật mới ban lời: Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya. “Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”
Chúng ta nhận thấy lời Phật dạy có ý nghĩa phi thời gian, phi không gian, không bám trụ, như thị trong hiện tiền ngay trong lúc đó, không chấp pháp và vô ngã tuyệt đối tức vô phân biệt bỏ ý thức, đi đến tâm rổng không thanh tịnh. Để đạt được điều này chúng ta phải đi qua các bước như kể trên về Tánh không và Duy thức trong thiền định.
Câu chuyện thứ hai: Một bà lão có cất một cái am nhỏ sau nhà nuôi một thiền sư trong nhiều năm. Để kiểm chứng ngộ, bà bảo cô cháu gái 16 tuổi mang cơm cho thiền sư cởi áo ra khỏa thân ôm thiền sư, ông này bèn bảo thân tôi nhu gổ mục mùa đông không còn cãm xúc. Bà lão nghe kể lại như vậy bèn nổi giận đuổi thiền sư ra khỏi am. Sau một vài năm thiền sư có đến thăm và lần này bà lão đề nghị nuôi tiếp thiền sư như xưa. Rồi sau một thời gian bà lão lại cũng thử nghiệm thiền sư như cũ. Lần này cô cháu lớn xinh đẹp hơn xưa, khỏa thân ôm lấy thiền sư, người bấy giờ lại nói: tôi biết cô biết trời biết đất biết không cho bà lão ấy biết. Bà lão nghe được vậy rất vui mừng đến chúc mừng thiền sư đã ngộ được đạo. Khi trước thiền sư bảo thân cây gổ mục là xúc không đưa đến thọ tức là bẻ gảy 12 nhân duyên nên còn là duyên giác, lần thứ hai là tại hiện tiền sắc na này, ngay tại đây, xúc có xảy ra thọ có xảy ra, nhưng qua sắc na kế tiếp nó qua đi mất đi. Tất cả chỉ là như thị không còn không gian thời gian chỉ tại hiện tiền này mà thôi. Pháp xảy ra thì trả về lại cho pháp đó không bám trụ, không bám víu và không chấp vào. Ngộ đạo là ở điểm đó.
Kết Luận
Nắm bắt thật tướng các pháp là vượt khỏi không gian thời gian, là giác ngộ thoát khỏi sai lầm nhị biên chủ khách, thoát khỏi nhân duyên chằng chịt là tự giác và giác tha, là nắm bắt được thực tại như là như thị là tâm nhập tất cả là một , thoát khỏi như huyễn sanh diệt, tất cả chỉ là sản phẩm của phiền não do dòng tâm thức trôi lăng luân hồi, áp dụng hàng ngày thân khẩu ý từng sắc na. Giác ngộ rồi mới khởi tu tập học kinh Phật và thực hành tức là đi theo các pháp môn, như Tịnh Độ, Thiền, Hoa Nghiêm, Mật tông…. Pháp môn này mới đúng là nhân tố tu thành Phật qua nhiều kiếp sau nầy. Chúng ta vừa đi qua các giai đoạn đi đến giác ngộ, sau khi thiền định như mặt nước phẳng lặng yên tĩnh thì ta mới quán chiếu nhìn sâu vào tâm mình như nhìn xuống đáy nước thấy được hòn ngọc Phật tánh theo Pháp hoa kinh.
Tham khảo: Nguyên Giác Phan Tấn Hải: Bahiya sutta, Thành tựu Niết bàn, Thấy biết như thật và thấy Tánh, Vô tướng tam muội, Lắng nghe bờ bên kia, Cư sĩ Phổ Nguyệt: Khẳng định tính con đường giải thoát.
Cư sĩ Phổ Tấn
Để lại một bình luận