Sự liên hệ biến đổi khí hậu với đạo Phật là bảo vệ tự nhiên, trả pháp về lại cho pháp: vô chấp pháp, đừng mang ý thức tham vọng của con người vào pháp chung quanh ta là phá hoại sự cân bằng sinh thái và tạo nghiệp, đây là cộng nghiệp rất quan trọng vì hậu quả của nó là nghiệp quả cho mọi người
1. Dẫn nhập
Chúng ta là con Phật nguyện đi theo vết chân Phật như chim đại bàng cất cao đôi cánh bay cao đó là từ bi và trí tuệ. Mấy tuần lễ qua tin tức bão lụt sạt lở đất và tai nạn do bảo lụt gây ra chết người dân miền trung, khổ sở nghèo đói đang kêu cứu, khắp nơi trong nước và hải ngoại. Nhân chuyện môi trường do đốt rừng, chúng ta liên kết biến đổi khí hậu môi trường, đốt phá rừng với đạo Phật nhằm mang lại sự học Phật pháp qua các câu chuyện Phật và rừng cũng như học kinh Pháp Hoa phẩm 15 Tùng Địa Dũng Xuất đề cao tâm từ bi và học kinh Nikaya về diệt trừ lậu hoặc giải thoát sinh tử luân hồi là đề cao tuệ giác.
-tin tức sạt lở đất chôn chết 22 người tại đập thuỷ điện Rào Trăng 3 tỉnh Quảng Bình
-tin về bão lụt miền trung và sự quyên góp cứu hộ người dân Miền Trung sơ tán hơn 90.000 dân, 102 người chết; Hàng loạt ngôi nhà sắp bị “nuốt” cả phần mái trong cơn đại hồng thủy ở Quảng Bình… Mọi người trong nước từ facebook ở Saigon quyên góp giúp đồng bào miền trung, chính phủ gửi gạo và thực phẩm ra miền trung, hải ngoại quyên góp qua hội từ thiện Phật giáo gửi về cứu lụt đồng bào miền trung Những tai nạn xe cộ trong lũ lụt miền trung.Tất cả tin tức vồn dập đầy rẫy trên mạng xã hội.
-Rừng điêu tàn thì đất nước suy vong; đây mới chính là cội rễ của vấn đề. Chúng ta cứu giúp đồng bào bị nạn nhưng chính chúng ta có ai nghĩ đến cội nguồn của vấn đề là nạn phá rừng cưa gỗ tàn phá đất nước. Tác động tới môi trường, phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý. Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của Trái Đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Khi cây bị chặt phá thì mất đi cân bằng sinh thái : trơ trọi thì không còn bóng mát , không còn sự trao đổi oxygen va carbonic do cây rừng mang lại , trơ trọi thì nắng nóng làm bốc hơi nước nhiều hơn rồi thành mây nhiều hơn rồi thành mưa nhiều hơn, mưa thì nước chảy mà cây chết rồi nên rể cũng chết theo nên không bám đất đưa đến sạt lở đất rồi sạt lở đó chôn vùi người dân gây chết oan thật tội nghiệp.Chúng ta làm từ thiện cứu người nhưng ai chịu trách nhiệm cho việc sạt lở đất này? Thủy lâm là cơ quan gìn giữ cây rừng và bảo vệ rừng bảo vệ sinh thái bảo vệ động vật bảo vệ môi trường ngăn ngừa sự mưa lũ sạt lở đất chùi v.v…
Về thủy lâm chúng ta cần nhớ 3 nan đề: Khi đất trên núi có cây rừng bị đốn chết thì rể không còn bám đất sẽ đưa đất chùi xuống và đưa đến tình trạng đất ở đồng bằng được nhiều thì dồn ra biển đưa đến hiện tượng nước mặn của biển đi sâu vào đồng bằng ruộng nhiễm nước mặn nhiều hơn. Nan đề thứ hai là sinh thái không khí oxygen và CO2, khi rừng còn nhiều thì oxygen càng nhiều sinh vật chung quanh con người thành phố có nhiều oxygen thì phát triển và an lạc ,con người đến môi trường đều tốt đẹp . Khi rừng tàn tạ thì oxygen ít đi và CO2 nhiều hơn thì thành phố con người môi trường sẽ điêu tàn chết đi. Nan đề thứ 3 là diện tích rừng phải bằng 1/3 diện tích sinh hoạt của bất cứ vùng đất nào. Nếu rừng mất đi dưới 1/3 thì đất nước đó xem như điêu tàn .
2. Môi trường và phật giáo
môi trường biển đổi khí hậu là gì? (Biến đổi khí hậu Wikipedia)(Đây là vấn nạn nhức nhối hiện nay trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ)
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân
NGUYÊN NHÂN : Cơ chế ảnh hưởng từ bên trong. Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Installation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu. Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương ư hoàn lưu muối nhiệt đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế giới.
Cơ chế ảnh hưởng từ bên ngoài:Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara, và đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
Hiện tượng núi lửa: Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó. Phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng, là những ví dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi vào khí quyển. Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm. Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa.
Kiến tạo mảng: Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Điều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển-đại dương. Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu. Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn “gió mùa lớn” (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa Pangaea, và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa.
Tác động từ con người: Gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển
Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là “khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người.” Việc chạy đua các phát triển công nghệ, con người đã biến hệ sinh thái thích nghi vốn có, thành một thế giới mà hệ sinh thái động vật và thực vật dần dần thu hẹp. Một số loài đã hoàn toàn biến mất, và một số có nguy cơ tuyệt chủng, sông ngòi bị ngăn đập. Rác và chất thải nhựa do con người thải ra cũng góp phần ô nhiễm, và khí thải từ các lò phản ứng hạt nhân. Do đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là giảm tác động của con người và tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ và được dự kiến xảy ra trong tương lai.
Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng thêm lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.
Bằng chứng khoa học
Dấu hiệu của sự thay đổi khí hậu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau có thể được sử dụng để tái hiện lại khí hậu trong quá khứ. Những ghi chép toàn cầu hoàn chỉnh mang tính hợp lý về nhiệt độ bề mặt bắt đầu được ghi nhận từ giữa sau thế kỷ XIX. Đối với những giai đoạn trước đây, hầu hết đều là dấu hiệu ghi nhận gián tiếp – biến đổi khí hậu được suy ra từ những thay đổi proxy, các nhân tố phản ánh khí hậu như thảm thực vật, lõi băng, khí hậu thực vật, thay đổi mực nước biển và địa chất sông băng.
Mực nước biển và Nước biển dâng hiện nay
Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trong nhiều thế kỷ qua đã được ước tính bằng cách sử dụng các máy đo thủy triều, các số liệu đo được đối chiếu trong thời gian dài để đưa ra một mực nước trung bình dài hạn. Gần đây hơn, máy đo độ cao – kết hợp với sự định vị chính xác của các quỹ đạo vệ tinh – đã cung cấp một phương pháp đo sự thay đổi mực nước biển toàn cầu cải thiện hơn. Trước khi các công cụ đo lường máy móc được đưa vào sử dụng, các nhà khoa học đã xác định độ cao mực nước biển thông qua các dấu vết trên những rặng san hô, những lớp trầm tích ven biển, trên thềm biển, hạt trong đá vôi và những di tích khảo cổ còn sót lại gần bờ biển. Các phương pháp định tuổi có nhiều ưu điểm là phương pháp urani-thori và cacbon phóng xạ, còn phương pháp định tuổi hạt nhân vũ trụ đôi khi được áp dụng để xác định tuổi các bề mặt (thềm) đã trải qua sự giảm mực nước biển.
Về Phật giáo: Phật giảng về khí hậu môi trường qua thuyết duyên khởi (Thích Nhất Hạnh và Dalai Lama)
Khi đức Phật ngồi dưới cội bồ đề 49 ngày thiền định gọi là tiến trình giác ngộ của đức Phật, người đạt được 4 tầng thiền tâm thanh tịnh trong sáng thì người đạt được 3 cái minh, minh về kiếp của chính mình, rồi minh về kiếp của người xung quanh và cuối cùng minh về diệt tận trừ lậu hoặc để giải thoát sinh tử luân hồi. Khi ở minh thứ 3 này người giảng Vô Ngã tướng đến Tứ Diệu Đế và rồi 12 Nhân Duyên. Vô Ngã tướng là thuyết duyên khởi và thuyết này làm nòng cốt cho đạo Phật đi xuyên suốt từ nguyên thuỷ đến đại thừa duy thức luận. Đức Phật tìm thấy bất cứ vạn pháp kể cả chúng sanh không có cái nào tự nhiên mà có, độc lập tự nó sinh ra mà nó phải dựa vào nhau mà hiện hữu, cái này có thì cái kia có và cái này diệt thì cái kia diệt. Không có một phép mầu một đấng tạo hóa nào chế tạo đẻ ra sáng tạo ra vạn pháp hết mà nó thành hình do duyên mà thôi. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giảng về Tuệ Trung Thượng Sỹ nói thuyết duyên khởi của đức Phật chính là thuyết về môi trường chung quanh chúng ta, người mà cách nay trên mấy ngàn năm đã đưa ra ảnh hưởng môi trường sống với chúng ta làm duyên cho nhau. Thích Nhất Hạnh gọi môi trường khí hậu là mẹ thiên nhiên dưới dạng thiên nhiên là một bậc thầy (teacher), thiên nhiên là một lực lượng tinh thần ( spiritual force) và thiên nhiên là một lối sống ( Way of life). Dalai Lama trong cuộc hội thảo về môi trường và sự sống con người cũng khẳng định mối tương quan tích cực hạnh phúc và niềm vui của con người với môi trường chung quanh vì thế kêu gọi thế giới bảo vệ môi sinh cho tốt đẹp để có cuộc sống tốt đẹp. Thuyết duyên khởi còn gọi là sự hiện hữu có điều kiện cái này có thì cái kia có, cái nầy tươi đẹp thì cái kia tươi đẹp, cuộc sống chúng ta với môi trường chung quanh là sự hiện hữu có điều kiện làm duyên cho nhau chằng chịt như một mạng lưới, một matrix một điều kiện cần thiết không thể thiếu được. Dalai Lama cũng giảng về nghiệp nhân quả, nhân đề ra quả phải cần có duyên ở giữa có nghĩa là nhân duyên ra quả.
3. Học Thuyết duyên khởi của Phật
12 Nhân duyên, Pháp giới duyên khởi, A lại da duyên khởi, Chân như duyên khởi. Khi nói về duyên khởi của bản thân chúng sanh Phật nói về 12 bước làm duyên cho nhau gọi là 12 nhân duyên: vô minh duyên Hành duyên thức duyên danh sắc duyên lục nhập duyên xúc duyên thọ duyên ái duyên thủ duyên hữu duyên sanh duyên lão tử, tu tập để bẻ gãy 12 mắc xích nầy đắc được duyên giác, mọi hành giả thường lấy ái ra mà bẻ gãy. Bẻ gãy Ái, thủ, hữu là bẻ gãy được 12 nhân duyên. Lên Đại thừa lập luận rằng ái thủ hữu tuy nói là bẻ gãy nhưng thực ra là ép buộc trái với tự nhiên tức là lấy đá đè lên cỏ dùng giới luật và ý chí mà ép buộc bẻ gãy nó nên không đạt được khi chết đi, vì vậy họ tự bẻ gãy đầu tiên là vô minh thì được đắc đạo. Hết vô minh là hết 12 nhân duyên hết luân hồi hết đầu thai. Tu Đại thừa là đạt tánh giác diệt vô minh, tu Nguyên thủy là cắt bỏ chặt bỏ cái gì ló ra là chặt là cắt bỏ bằng ý chí tu tập bằng giới luật nên diệt được lậu hoặc. 12 Nhân duyên còn gọi là Nghiệp cảm duyên khởi vì nhân quả 3 đời quá khứ hiện tại tương lai theo nghiệp cảm mà vận hành. Chỗ duyên để Nghiệp cảm duyên khởi sinh ra là A lại da duyên khởi hay Tàng thức kho tàng tâm ý vì nghiệp do thân khẩu và ý sinh ra, chủng tử được đưa vào Tàng thức sẽ được huân tập chín mùi rồi nó tiếp xúc với thế giới khách quan tạo chủng tử mới khác nên gọi là chúng tử hiện hành, chủng tử cũ, chủng tử hiện hành và chủng tử mới huân tập vào tạo thành hổ tương phụ thuộc vào nhau thành một vòng tròn mắt xích sinh hóa tái diễn mãi mãi trong sinh tử luân hồi nhân quả, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc gọi là A lại da duyên khởi. Chỗ để A lại da duyên khởi duyên vào là Chân như duyên khởi. Chân như này còn gọi là Như lai tạng khi tỉnh là phật tánh giác ngộ còn khi động thì là sắc thái đời sống tâm thức. Thể của Chân như làm Nhân thì dụng của Chân như làm duyên mà phát sinh ra Tướng sinh diệt, với 3 pháp này mà chúng sinh sinh diệt nên gọi là A lại da thức hiện hành. Về Chân như duyên khởi còn gọi là Như lai tạng duyên khởi. Về Pháp giới duyên khởi, chúng ta biết thể Như lai tạng là Chân như, còn hiện tượng thay đổi các pháp là mặt Động của Chân như là dụng của Chân như còn gọi là Pháp giới duyên khởi. Pháp giới duyên khởi là một matrix chằng chịt các pháp làm duyên cho nhau nên gọi là Trùng trùng duyên khởi, đây mới chính là mặt động của các pháp là sự biến đổi môi trường chúng ta đang sinh sống. Nếu mang so sánh với 3 duyên khởi trên thì mặt hình thức có khác nhưng nội dung vẫn giống nhau.Trùng trùng duyên khởi cũng được hiểu bất biến tuỳ duyên và sau đó là tùy duyên bất biến, tùy duyên là tướng bị sinh ra hay bị mất đi thì bất biến là thể Chân như của nó. Theo thiên nhiên thì là theo tuỳ duyên vì luôn luôn động, còn bất biến là Chân như thì Tĩnh. Con người cố gắng hiểu về cái Tĩnh này để kiểm soát được cái động, vì nếu ta chạy theo cái động của dục tính thì cái Tĩnh của Chân như sẽ khó mà được nhận ra.
4. Câu chuyện của Phật về rừng
Như thảo phủ địa TT Thích Tâm Thiện, thiền sư Rỗng, Phật giảng bài kinh ngắn về tánh không. Thơ Lê Mạnh Thát về Rừng do vua Trần Nhân Tông.
* Câu chuyện: Như thảo phủ địa. Khi tăng đoàn các tỳ kheo còn chấp nhiều vào cái ngã của mình chưa diệt được cái tôi là của tôi, là tự ngã của tôi thì gay cấn nhau cãi nhau từ giới luật đến sinh hoạt ăn uống, đi khất thực, không ai chịu thua ai gây cãi mỗi ngày. Đức Phật nghe tăng đoàn như thế lấy làm buồn nên người bỏ đi vô rừng ngồi thiền một mình, dân chúng đến thăm không thấy đức Phật đâu hết nên không cúng dường không có thực phẩm cho các tỳ kheo ăn sống, riêng đức Phật thì có vài người dân biết được mang vô rừng cúng dường dâng cho đức Phật. Thời gian kéo dài các tỳ kheo nhận ra lỗi lầm của mình vào trong rừng tìm đến đức Phật xin người về lại đạo tràng. Thấy tỳ kheo năn nỉ và hối lỗi đức Phật về lại đạo tràng giảng bài pháp: Như thảo phủ địa. Ý nghĩa là các tỳ kheo đối đãi nhau như lấy cỏ mà phủ trên mặt đất tức là xí xóa đừng nhìn vào vết trên mặt đất có chỗ lồi lõm có chỗ dơ sạch mà nhìn vào như là cỏ phủ trên mặt đất, bỏ qua cho nhau mà sinh sống. Rồi đức Phật kể chuyện Hoàng tử hát rong có ý là câu Phật giảng: lấy oán báo oán thì oán chất đầy, lấy ân báo oán thì oán tiêu tan.
- Chuyện Pothila, Ông Sư Rỗng: Tu thiền trí tuệ sinh …(trích truyện pháp cú Thư viện hoa sen) Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Pothila. Trưởng lão Pothila, thông thuộc Tam tạng trong thời đại của bảy đức Phật, là người tuyên đọc giáo lý cho một nhóm năm trăm Tỳ-kheo. Một ngày nọ, đức Phật nhủ thầm: “Nếu có dịp, ta sẽ khuyến khích Trưởng lão này chấm dứt lậu hoặc”. Và từ đó, mỗi khi Tôn giả đến bên Thế Tôn, Ngài thường gọi; – Hãy đến đây, Pothila rỗng! Hoặc: – Chào ông Pothila rỗng.- Ngồi xuống, Pothila rỗng.- Hãy đi, Pothila rỗng. Và khi Trưởng lão ra đi, Ngài còn nói theo: – Pothila rỗng đã đi. Trưởng lão Pothila tự nghĩ: “Ta thông thuộc Tam tạng và đọc suốt chú giải, ta là giáo thọ của năm trăm Tỳ-kheo, mười tám hội chúng. Vậy mà đức Thế Tôn luôn luôn gọi ta là Pothila rỗng. Chắc chắn vì ta chưa phát triển Chánh định nên Ngài gọi ta như vậy”. Rất kích động, Trưởng lão quyết định vào rừng, thiền định. Chiều hôm ấy, Ngài sắp xếp y bát, và vào chập tối, đi lẫn trong hàng người nghe kinh. Các Tỳ-kheo đang tụng kinh không để ý đó là thầy của mình. Pothila đi một khoảng đường một trăm hai mươi dặm, cuối cùng đến khu rừng có ba mươi vị Tỳ-kheo đang ẩn cư. Đến nơi, Ngài chào vị trưởng chúng và nói: – Bạch Trưởng lão, xin hãy chỉ giáo cho tôi. – Tôn giả, Ngài là giảng sư, chúng tôi còn phải học với Ngài, sao Ngài nói thế? – Thưa Ngài, xin đừng từ chối, hãy chỉ dạy tôi. Thật ra, tất cả các Tỳ-kheo này đều chứng quả A-la-hán. Vị trưởng lão đệ nhất nghĩ thầm: “Vị Tỳ-kheo này, vì học rộng chắc sẽ cao ngạo”. Và vì thế, đưa Pothila sang vị thứ hai, người thứ hai lại đưa xuống cho người thứ ba. Và cứ thế, họ đẩy Pothila đến người trẻ nhất trong nhóm, một chú Sa-di bảy tuổi đang ngồi vá y. Như thế kiêu khí của Pothila đã giảm rất nhiều. Pothila đến bên chú Sa-di, chấp tay cung kính: – Đại đức, xin chỉ giáo cho tôi. – Ơ kìa! Giáo sư, Ngài nói gì thế? Ngài hơn tôi về tuổi tác và học vấn, tôi còn phải học với Ngài. – Đại đức, xin đừng từ chối, hãy chỉ dạy cho tôi. – Thưa Tôn giả, nếu Ngài kiên nhẫn, tôi sẽ chỉ cho. – Tôi sẽ kiên nhẫn, nếu Ngài bảo tôi nhảy vào lửa tôi cũng nhảy. Chú Sadi chỉ một cái ao cách đó không xa, bảo Pothila: – Ngài hãy xuống ao, để cả y áo. Chú biết rằng Pothila mặc y đẹp, đắt giá, nói thử như vậy để xem Pothila có dễ dạy không. Vừa nói xong, Pothila đã nhảy xuống ao, y áo ướt sũng. Chú Sa-di kêu lên: – Hãy đến đây! Lập tức, Pothila leo lên và đến gần chú. Chú bảo: – Này Tôn giả, giả sử ở đây có một cái hang với sáu cửa, một con tắc kè chui vào hang, người nào muốn bắt nó, phải bít năm cửa hang, chừa lại một cửa là sẽ tóm được tắc kè. Như thế Ngài nên đóng hết đóng hết năm căn, và tập trung vào ý căn. Với một người thông minh như Pothila, câu nói của chú Sa-di đã soi sáng vấn đề. – Như thế đã đủ, Đại đức Pothila tập trung tư tưởng, quán sát thân mình, và bắt đầu thiền định. Đức Phật ở cách xa một trăm hai mươi dặm, biết rằng Tôn giả sẽ trở nên bậc đại trí tuệ Ngài hoá hiện trước Tôn giả, nói kệ: Tu thiền, trí tuệ sanh,
Bỏ thiền, trí tuệ diệt.
Biết con đường hai ngả,
Đưa đến hữu, phi hữu.
Hãy tự mình nỗ lực,
Khiến trí tuệ tăng trưởng. (hay câu kệ Ý dẫn đầu các pháp của kinh Pháp Cú). Nghe xong, Pothila đắc quả A-la-hán.
- Câu chuyện về: bài kinh ngắn về tánh không, Kinh Culasunnata-sutta
(dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong (đây là bài kinh khởi đầu cho tánh Không Trung quán luận, chúng ta nghiên cứu bài kinh nầy vì mọi người thường bảo Phật không có giảng về Tánh Không)
Tôi từng được nghe như thế này:
Có một lần Đấng Thế Tôn ngụ nơi tịnh xá của thân mẫu vị Migâra-Mita tại nơi Tu Viện Phía Đông (Pubbarama) thuộc thành Xá Vệ (Sâvathi). Sau khi chấm dứt buổi thiền định một mình vào lúc trưa thì vị Tôn Kính A-nan-đà (nguyên bản trong kinh là Ayasmanta Ananda, chữ Ayasmanta có thể dịch là vị Tôn Kính hay vị Đáng Kính. Tuy nhiên cũng nên lưu ý là trong các kinh sách “nguyên thủy” bằng tiếng Pa-li thì chữ Ayasmanta chỉ duy nhất được dùng để gọi các vị đệ tử trực tiếp của Đức Phật) đứng lên và tiến về phía Đấng Thế Tôn. Khi đến gần thì vị Tôn Kính A-nan-đà đảnh lễ Đấng Thế Tôn rồi lùi lại và ngồi sang một bên. Sau khi an tọa thì vị Tôn Kính A-nan-đà bèn cất lời như sau:- “Bạch Thế Tôn, có lần Ngài ngụ ở thị trấn Nagaraka thuộc xứ của dân Sakka (Sakka là tiếng Pa-li, tiếng Phạn là Sakya, dịch âm ra tiếng Việt là Thích-ca, và đấy cũng là tên gọi của bộ tộc thuộc dòng họ của Đức Phật). Vào dịp ấy và trước mặt Ngài tôi đã được nghe chính Ngài nói lên như thế này: ‘Này A-nan-đà, Ta luôn an trú trong tánh không, và đang trong lúc này thì Ta lại càng an trú sâu xa hơn nữa’. Bạch Thế Tôn, tôi nghĩ rằng tôi đã nghe đúng như thế, và hiểu đúng như thế”,Đấng Thế Tôn đáp lại như sau:
– “Quả đúng như thế, này A-nan-đà, những gì người đã được nghe thấy đúng là như thế; những gì người hiểu được cũng đúng là như thế. Đang trong lúc này, và cũng tương tự như trước đây Ta từng an trú trong tánh không thì nay Ta lại càng an trú sâu xa hơn trong tánh không. Cũng chẳng khác gì như gian tịnh xá này do Migâra-Matâ xây cất hoàn toàn trống không, không có một con voi nào, không có một con bò cái nào, không có một con ngựa đực nào, không có một con ngựa cái nào, không có vàng cũng chẳng có bạc, hoàn toàn trống không, chẳng có đám đàn ông hay đàn bà nào tụ tập. Gian tịnh xá chỉ duy nhất không-trống-không về cái đặc tính độc nhất [của nó] thiết lập bởi tập thể Tăng Đoàn (tức là danh xưng mà Tăng Đoàn đã sử dụng để gọi đấy là gian tịnh xá).
1- Cảm nhận về rừng
Tương tự như thế, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đến ngôi làng, không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đến con người, [mà chỉ] tập trung vào đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến khu rừng (Thanissaro không dịch là “khu rừng” mà gọi là “nơi hoang dã” – wilderness, trong nguyên bản bằng tiếng Pa-li thì chữ này là khu rừng). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về khu rừng. Tư duy của người ấy cảm thấy thích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấy sự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy cũng hiểu rằng: ‘Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do sự cảm nhận về ngôi làng. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do sự cảm nhận về con người. Nơi này chỉ có mối quan tâm về đặc tính duy nhất của tư duy thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến khu rừng’. Do đó người ấy sẽ hiểu rằng: ‘Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về ngôi làng. Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về con người. Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tính duy nhất được thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến khu rừng’ (tất cả đều trống không và hoang dã – không có làng mạc cũng như không có con người – duy nhất chỉ ý thức được “khái niệm” về khu rừng). Tương tự như thế, nếu không có một sự vật nào (trong khu rừng chẳng hạn) thì người ấy cũng sẽ nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu có một chút tàn dư (résidu / remains) nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này sẽ hiểu rằng: “Khi cái này có, [thì] cái kia có” (đấy là quy luật tương liên – interdependence – có nghĩa là mọi hiện tượng sở dĩ hiện hữu là nhờ lôi kéo nhau mà có, không có một hiện tượng nào tự chúng hiện hữu một cách độc lập, riêng rẽ và tự tại được. Câu kinh trên đây có nghĩa là nếu trong khi thiền định về sự trống không của khu rừng mà vẫn còn cảm nhận có một cái gì khác nữa thì đấy cũng chỉ là một sự lôi kéo tự nhiên của các hiện tượng làm phát sinh ra nó). Này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người tu tập hội nhập với tánh không mang tính cách đích thật, không sai lầm và tinh khiết (dù vẫn còn trong cấp bậc sơ khởi thế nhưng đấy cũng đã là cách khởi sự bước vào tánh không đích thật).
2- Cảm nhận về đất
“Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đến con người, không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đến khu rừng, [mà] chỉ tập trung vào đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến đất. Này A-nan-đà, đấy cũng chẳng khác gì một tấm da bò được căng thật thẳng bằng một trăm cái cọc, và không còn dính một chút mỡ nào cả. Cũng thế, này A-nan-đà, người tỳ kheo không tập trung vào những thứ thuộc về đất, chẳng hạn như những vùng đất cao, những vùng đầm lầy, sông ngòi, cây cối với cành lá và gai góc… hoặc núi non, thung lũng, v.v…, [mà] chỉ tập trung vào đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận về đất. Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận liên quan đến đất (cảm nhận về đất và chỉ thấy có đất, không thấy nơi cao chỗ thấp, sông ngòi, cây cỏ, tương tự như chỉ thấy tấm da bò căng thẳng mà không thấy con bò đâu cả, kể cả những vết mỡ dính trên tấm da cũng không còn). Tư duy của người ấy cảm thấy thích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấy sự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó người ấy cũng hiểu rằng: ‘Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về con người. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về rừng. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tính duy nhất của tư duy thiết lập trên sự cảm nhận về đất’ (chỉ cảm nhận toàn là đất, ngoài ra không có gì khác). Vì thế, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
3- Cảm nhận về không gian vô tận
“Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ kheo không tập trung vào sự cảm nhận về rừng, không tập trung vào sự cảm nhận về đất, [mà] chỉ tập trung vào đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận về “bầu không gian vô tận”(sphère de l’espace infini / infinitude of space). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về “bầu không gian vô tận”. Tu duy của người ấy cảm thấy thích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấy sự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy cũng hiểu rằng: ‘Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về rừng. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về đất. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tính duy nhất của tư duy thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến ”bầu không gian vô tận”‘ (có nghĩa là chỉ duy nhất cảm nhận được một bầu không gian vô tận mà thôi). Vì thế, nếu không có một sự vật nào thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào thì đối với sự tàn dư ấy, người này cũng hiểu rằng: “Khi cái này có [thì] cái kia có”. Do đó, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hội nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
4- Cảm nhận về bầu không gian của tri thức vô tận.
“Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận về đất, không tập trung vào sự cảm nhận về “bầu không gian vô tận”, [mà] chỉ tập trung vào “bầu không gian của tri thức vô tận” (sphère de conscience infinie / the infinitude of consciousness. Xin lưu ý bầu không gian vô tận trong phần trên đây là cách hình dung ra sự bao la của không gian bên ngoài. Trong giai đoạn này hay cấp bậc này là cách hình dung ra một tri thức bao la bên trong nội tâm của người hành thiền). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về “bầu không gian của tri thức vô tận”. Tư duy của người ấy cảm thấy thích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấy sự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: ‘Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về đất. Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về “bầu không gian vô tận”. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tính duy nhất của tư duy thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “bầu không gian của tri thức vô tận” ‘. Do đó người ấy sẽ hiểu rằng: Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về đất. Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về ‘bầu không gian vô tận’. Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “bầu không gian của tri thức vô tận” ‘. Vì thế, nếu không có một sự vật nào (xảy ra trong bầu không gian của tri thức vô tận đó), thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này cũng hiểu rằng: “Khi cái này có, [thì] cái kia có”. Do đó, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
5- Cảm nhận về thể dạng hư vô
“Hơn thế nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận về “bầu không gian vô tận”, không tập trung vào sự cảm nhận về “bầu không gian của tri thức vô tận”, [mà] chỉ tập trung vào đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “thể dạng hư vô” (sphère du néant / dimension of nothingness / sự trống không, sự vắng lặng không hàm chứa một thứ gì cả). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về “thể dạng hư vô”. Tư duy của người ấy cảm thấy thích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấy sự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: “Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về “bầu không gian vô tận”. Nơi này, không có mối quan tâm phát sinh từ “bầu không gian vô tận”. Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về “bầu không gian của tri thức vô tận”. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tính duy nhất của tư duy thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “thể dạng hư vô” ‘. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: “Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về “bầu không gian vô tận”. Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về “bầu không gian của tri thức vô tận”. Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tính duy nhất của sự cảm nhận về “thể dạng hư vô” ‘. Vì thế, nếu không có một sự vật nào(hiện ra trong thể dạng hư vô đó), thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này cũng hiểu rằng: “Khi cái này có, [thì] cái kia có”. Do đó, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập với tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
6- Không-cảm-nhận thế nhưng cũng Không-phải-không-cảm-nhận
“Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận về “bầu không gian tri thức vô tận”, không tập trung vào sự cảm nhận về “thể dạng hư vô”, [mà] chỉ tập trung vào đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận” (sphère sans perception ni non-perception / dimension of neither perception nor non-perception / chữ này trong bản kinh gốc tiếng Pa-li là nevasannânâsannâyatana, các chữ sanna-na-sanna trong từ ghép này có nghĩa là: cảm-nhận không cảm-nhận). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về “thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận”. Tư duy của người ấy cảm thấy thích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấy sự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: ‘Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về “bầu không gian của tri thức vô tận”. Nơi này, không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về “thể dạng hư vô”. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ nguyên nhân của đặc tính duy nhất của tư duy thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận” ‘. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: “Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về “bầu không gian của tri thức vô tận”. Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về “thể dạng hư vô”. Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tính duy nhất của tư duy thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận” ‘. Vì thế, nếu không có một sự vật nào (hiện ra trong thể dạng đó), thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này cũng hiểu rằng: “Khi cái này có, [thì] cái kia có”. Do đó, này A-lan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập với tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
7- Cảm nhận về thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích
“Hơn nữa, này A-nan-đà, một người tu tập không tập trung vào sự cảm nhận về “thể dạng hư vô”, không tập trung vào sự cảm nhận về “thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận”, [mà] chỉ tập trung vào đặc tính duy nhất thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến “thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích”(concentration mental sans indice / theme-less concentration / tiếng Pa-li là animitta-ceto-samadhi, có nghĩa là định tâm nhưng không hướng vào gì cả ). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về “thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích”. Tư duy của người ấy cảm thấy thích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấy sự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: ‘Thể dạng tập trung tâm thức không chủ đích ấy sở dĩ có là nhờ vào nhiều điều kiện tạo ra nó, tức là liên đới với lục giác (ngũ giác và tri thức). Vì thế nếu nó là một thể dạng được tạo tác bởi tư duy; [thì] nó cũng sẽ không tránh khỏi sự tan biến’. Khi người ấy hiểu được điều này và nhìn thấy được điều này, thì tư duy [của người ấy] cũng sẽ loại bỏ được sự ô nhiễm của sự thèm muốn dục tính; tư duy [của người ấy] cũng sẽ loại bỏ được vô minh. Khi nào người ấy đã loại bỏ hết [những thứ ấy] thì sự hiểu biết sẽ hiện ra [và người ấy sẽ vụt thốt lên]: ‘Thế ra sự giải thoát chính là như thế ấy!’. Do đó người ấy sẽ hiểu rằng: ‘Tất cả mọi sự sinh mới đều được tiêu trừ, những gì phải thực hiện đều đã được hoàn tất, không còn lưu lại bất cứ gì để phải thực hiện nữa’ (có nghĩa là đã đạt được sự giải thoát). Người ấy sẽ hiểu rằng: ‘Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh từ nguyên nhân của sự ô nhiễm do sự thèm muốn dục tính. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân của sự ô nhiễm vì thèm muốn được hiện hữu và được hình thành. Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân của sự ô nhiễm vì vô minh. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ nguyên nhân của sáu lãnh vực giác cảm (six sphères sensorielles / six sensory spheres / sáu lãnh vực giác cảm: gồm ngũ giác và tri thức) lệ thuộc vào sự sống này, lệ thuộc vào thân xác này’. Do đó người ấy cũng hiểu rằng: ‘Sự nhận thức ấy trống không về mọi thứ ô nhiễm gọi là sự “thèm muốn dục tính”. Sự nhận thức ấy trống không về mọi thứ ô nhiễm gọi là “sự thèm muốn được hiện hữu và được hình thành”. Sự nhận thức ấy trống-không về sự ô nhiễm gọi là “vô minh” ‘. Nơi này, những gì không-trống-không là sáu lãnh vực giác cảm liên hệ đến sự sống này, liên hệ đến thân xác này. Do đó, nếu không có một sự vật nào (hiện ra trong thân xác và sự sống đó), thì người ấy cũng sẽ nhận thấy rõ ràng được sự vắng mặt ấy. Nếu có một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy, người này sẽ hiểu rằng: “Khi cái này có, [thì] cái kia có” (không liên hệ gì đến tánh không của sự hiện hữu này). Do đó, này A-nan-đà, chính đấy là cách mà người ấy hội nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
“Này A-nan-đà, trong quá khứ thật xa xưa nếu có những người tu hành và giáo sĩ (tức là những người luyện tập du-già và các vị Bà-la-môn) từng hội nhập và thường trú trong tánh không hoàn toàn tinh khiết, vô song và tối thượng, thì tất cả những người ấy cũng đã hội nhập và thường trú đúng trong chính cái tánh không hoàn toàn tinh khiết, vô song và tối thượng ấy. Này A-nan-đà, trong tương lai thật xa sau này nếu có những người tu hành và giáo sĩ sẽ hòa nhập và thường trú trong tánh không hoàn toàn tinh khiết, vô song và tối thượng, thì tất cả những người ấy cũng sẽ hòa nhập và thường trú đúng trong chính cái tánh không hoàn toàn tinh khiết, vô song và tối thượng ấy. Này A-nan-đà, trong thời hiện tại nếu có những người tu hành và giáo sĩ đang đạt được và an trú trong tánh không hoàn toàn tinh khiết, vô song và tối thượng, thì tất cả những người ấy cũng đang hội nhập và thường trú đúng trong chính cái tánh không hoàn toàn tinh khiết, vô song và tối thượng ấy. Chính vì thế, này A-nan-đà, người nên tập luyện bằng cách tự nhủ rằng: “[Khi đã] hội nhập vào tánh không hoàn toàn tinh khiết, vô song và tối thượng ấy thì tôi [cũng sẽ] thường trú ở nơi ấy” (đoạn trên đây cho biết khi đã hòa nhập đúng vào tánh không đích thật thì sẽ vĩnh viễn thường trú trong thể dạng đó, vượt thoát khỏi không gian và thời gian).Đấng Thế Tôn thuyết giảng như trên đây, vị tôn kính A-nan-đà vui sướng và hân hoan tiếp nhận những lời giảng ấy của Đấng Thế Tôn.
- Câu chuyện về vua Trần nhân tông
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Thơ » Việt Nam » Trần Nhân Tông>> Lê Mạnh Thát dịch
Sinh có nhân thân, Ấy là hoạ cả; Ai hay cốc được, Mới ốc là đã. Tuần này mà ngẫm, Ta lại xá ta;
Đắc ý trong lòng, Cười riêng ha hả. Công danh chẳng trọng, Phú quý chẳng màng; Tần Hán xưa kia,
Xem đà nhàn hạ. Yên bề phận khó, Kiếm chốn dưỡng thân; Khuất tịch non cao, Náu mình sơn dã.
Vượn mừng hủ hỷ, Làm bạn cùng ta; Vắng vẻ ngàn kia, Thân lòng hỷ xả. Thanh nhàn vô sự, Quét tước đài hoa;
Thờ phụng bụt trời, Đêm ngày hương hoả. Tụng kinh niệm bụt, Chúc thánh khẩn cầu; Tam hữu tứ ân,
Ta nguyền được bả. Niệm lòng vặc vặc, Giác tính quang quang; Chẳng còn bỉ thử. Tranh nhân chấp ngã.
Trần duyên rũ hết, Thị phi chẳng hề. Rèn một tấm lòng, Đêm ngày đon đả. Ngồi cong trần thế,
Chẳng quản sự thay. Văng vẳng ngàn kia, Dầu lòng dong thả. Học đòi chư Phật, Cho được viên thành;
Xướng khúc vô sinh. An thiền tiêu sá. Ai ai xá cốc, Bằng huyễn chiêm bao; Xẩy tỉnh giấc hoè,
Châu rơi lã chã. Cốc hay thân huyễn, Chẳng khác phù vân; Vạn sự giai không, Tựa dường bọt bể.
Đem mình náu tới, Cảnh vắng ngàn kia; Dốc chí tu hành, Giấy sồi bô bả. Lành người chẳng chớ.
Dữ người chẳng hay; Ngậm miệng đắp tai, Hề chi hoạ cả. An thân lập mệnh. Thời tiết nhân duyên;
Cắt thịt phân cho, Dầu là chim cá. Thân này chẳng quản. Bữa đói bữa no;Địa thuỷ hoả phong,
Dầu là biến hoá. Pháp thân thường trụ, Phổ mãn thái hư, Hiển hách mục tiền, Viên dung loã loã.
Thiền tông chỉ thị, Mục kích đạo tồn; Không cốc truyền thanh, Âm hưởng ứng dã. Phô người học đạo,
Vô số nhiều thay; Trúc hoá nên rồng, Một hai là hoạ. Bởi lòng vờ vịt, Trỏ Bắc làm Nam; Nhất chỉ đầu thiền,
Sát na hết cả. Kệ rằng:
Cảnh tịch an cư tự tại tâm, Lương phong xuy đệ nhập tùng âm. Thiền sàng thọ hạ nhất kinh quyển, Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm. Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca: Bài ca được thú lâm tuyền thành đạo.
Bốn câu kệ cuối bài nghĩa là: Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại, Gió mát thổi đến dưới bóng cây thông.
Giường thiền ở dưới gốc cây, kinh một quyển, Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng.
Dịch thơ:
Sống yên giữa cảnh lặng lòng không, Gió mát hiu hiu lọt bóng thông. Dưới gốc, giường thiền, kinh một quyển,
Thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng. (Huệ Chi phiên âm từ chữ Nôm) Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
5. Tại sao tu Phật thường vào rừng tu tập?
Thông qua các câu chuyện về Rừng, chúng ta tự hỏi tại sao các tỳ kheo thời đức Phật hay vào rừng tu tập? Lý do dễ hiểu là họ đoạn diệt tận cùng lậu hoặc để giải thoát sinh tử luân hồi. Muốn đoạn tận diệt lậu hoặc họ phải tu thất bồ đề phần, trong đó có phần Thủ hộ 6 căn nên họ thường vào rừng để tu luyện. Đây là lối tu tập căn bản Phật dạy mà Phật giáo Nguyên Thủy lấy đó làm nòng cốt. Chúng ta tóm tắt lại cô đọng lại thành một bài giảng đơn giản như sau:
Khi đức Phật ngồi 49 ngày dưới cội bồ đề người thiền định 4 bước đạt định cấp thứ 4 rồi mang tâm thanh tịnh trong sáng đó quán chiếu đạt 3 cái minh, minh về kiếp trước của người, minh về kiếp trước của chúng sinh và cái minh thứ ba là đoạn trừ diệt lậu hoặc của chúng sanh còn gọi là Tứ diệu Đế: khổ tập diệt đạo , khổ đế là lậu hoặc, tập đế là nguyên nhân của lậu hoặc, diệt đế hay là diệt trừ lậu hoặc, đạo đế hay là con đường diệt lậu hoặc.Chỉ có đức Phật là người duy nhất trên trái đất này đã diệt tận trừ được lậu hoặc. “lậu hoặc” dịch theo âm tiếng Hán. Chữ gốc là “ãsava” (Pãli) hay “ãsrava” (Sanskrit). Lậu có nghĩa đen là chất mủ rỉ chảy từ thân cây. Hoặc có nghĩa là dơ bẩn, ô uế hay là mê mờ, mê lẩn. Trong giáo pháp nhà Phật, hai từ “lậu hoặc” nhằm ám chỉ những chất dơ bẩn, như là những dòng máu mủ hôi tanh dơ dáy, không ngừng rỉ chảy làm ô nhiễm tâm trí chúng sanh.
Chất dơ bẩn đó là những đam mê ghiền nghiện không thể từ bỏ được, nó huân tập từ nhiều đời và tiếp tục tạo thêm ở đời này. Lậu hoặc chính là những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, bao gồm thành kiến, thiên kiến, định kiến, là lòng ích kỷ, là những ý nghĩ ác độc hại người, lợi mình… Nó chính là nguyên nhân khiến chúng sanh bị trầm luân trong biển khổ và luân hồi sinh tử triền miên trong các cõi: Trời, Người, Asula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Lậu hoặc chia làm bốn loại, đó là: Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu, dục lậu là lòng ham muốn vật chất sắc dục, hữu lậu là lòng ham muốn tham ái, chấp thân có thật và muốn chết được lên cõi trời cũng như thiền để được hỷ lạc, kiến lậu là lòng ham muốn về kiến thức bảo thủ chấp của mình là đúng của người là sai là kiến lậu gây phiền não ở trí, vô minh lậu là không biết cái sự thật của các pháp nên chấp ngã chấp pháp không tĩnh thức biết ngũ uẩn giai không ,không có cái Ta và pháp không có tự tính. Diệt trừ tận gốc lậu hoặc có 7 bước đi tuần tự như sau: 1.Chánh tri kiến.2. Thủ hộ 6 căn.3. Đoạn diệt pháp.4. Kham nhẫn.5. Tránh né.6. Thọ dụng.7. Thất giác chi. Tu tập hết 7 bước này sẽ đắc thành A la hán đoạn diệt lậu hoặc hết nghiệp và không còn luân hồi.Khi tu tập 7 bước nầy hành giả cần nhất là Như lý tác ý trước tiên tức là như theo cái lý lẽ của đạo Phật dạy là giải thoát rồi tác động lên ý niệm của mình gìn giữ theo con đường đó đừng đi sai lệch.
1. Chánh tri kiến là kiến thức học tập của chánh pháp do Phật dạy đừng học kiến thức về cái không do Phật dạy. Phật dạy là giải thoát cái gì không phải giải thoát là không do Phật dạy.Cần nhất là gần các bậc chân tu đúng đắn để học lời Phật dạy chứ không nên theo tà đạo dạy lời không đưa đến giải thoát như tu thành bậc thánh có phép màu, cái gì diệt trừ được tham sân si , vô ngã , vô pháp và vô thường là chính kiến.
2. Thủ hộ 6 căn: Đây là phần áp dụng thực tiễn cho các tỳ kheo thường hay vô rừng ngồi thiền để thủ hộ 6 căn.Phòng hộ 6 căn tiếp xúc 6 trần sinh ra 6 thức mà thức này đều là tham sân si nên gọi là lục tặc, phòng hộ bằng cách kiểm soát, giới hạn và ngăn ngừa diệt tận cảm giác sinh khởi từ 6 căn tiếp xúc 6 trần. Dùng chánh niệm tỉnh giác chánh kiến chánh tư duy chánh ngữ chánh mạng …của bát chánh đạo để phòng hộ 6 căn. Tỳ kheo vô rừng để 6 căn không tiếp xúc 6 trần vì trong rừng một mình thì tránh phiền não. Khi huân tập được lâu ngày chánh định rồi thì trở ra khỏi rừng để 6 căn tiếp xúc 6 trần mà tâm thức không chạy loạn hay bị lôi cuốn vào tham sân si. Rừng là môi trường tốt cho hành giả thủ hộ 6 căn tu tập cho thuần phục. Bài kinh Phật dạy về tánh không có quán về rừng là vậy, lúc đó hành giả đạt được Như thật tri kiến rồi. Muốn vậy cần duy nhất là thiền định. Thiền quán tâm trên tâm, thân trên thân, thọ trên thọ , pháp trên pháp, ôm lấy Như lý tác ý không phóng dật, vô ngã vô pháp vô thường diêt hết 5 triền cái. Đó là thiền Tứ niệm xứ.
3. Kế tiếp là Đoạn diệt pháp tức là viễn ly từ bỏ đoạn diệt bất cứ lúc nào, nó ló ra thì diệt chặt đứt tham sân si, lậu hoặc, phiền não, tất cả đều xảy ra ở tâm.
4. Kế tiếp là Kham nhẫn là chấp nhận mọi hoàn cảnh để đoạn trừ lậu hoặc diệt khổ thọ.
5. Kế đến là Tránh né cái gì ta mê thì tránh đi đến đó, tránh cái ta tham ta sân ta si ,tránh nó xa nó đề phòng ta bị lôi cuốn vào.
6. Kế tiếp là Thọ dụng, là nuôi dưỡng cái lậu hoặc phải biết mà cắt đứt thức ăn cho nó sinh khởi phát triển.
7. Cuối cùng là Thất giác chi là 7 bước giác ngộ: niệm+trạch pháp+tinh tấn+hoan hỷ (joy)+ khinh an (easy)+định+Xã. Niệm là quán chiếu là chánh niệm tỉnh giác là ngồi thiền Tứ niệm xứ đi đúng hết 4 tầng thiền: Quán thân bất tịnh với 32 bất tịnh của thân thể ta và 9 bước chết của thân thể chúng ta, quán chiếu thấy thân ta bất tịnh, tầng thiền thứ hai là Quán cảm thọ là khổ đau, vì nghiệp do thân khẩu ý của Hành uẩn gây ra nên ta bị nghiệp gây đau khổ, quán thọ khổ đau này cần đi sâu vào cảm giác của thọ uẩn, tầng thiền thứ 3 là Quán tâm vô thường , Tâm ta gồm có thọ tưởng hành thức uẩn vô thường thay đổi liên tục từng sắc na , kế đến Quán pháp vô ngã là các pháp trả về lại cho pháp nó không có cái tôi ngã nào, tự nó mà có , nó do duyên mà kết thành, tầng thiền thứ 4 này là đạt được Định, có nghĩa là đã thông suốt từ thân thể từ cảm xúc từ tâm ta đến cuối cùng là vạn pháp vô ngã. Kế đến là Trạch pháp là phân biệt chánh pháp phân biệt con đường giải thoát của Phật với tà đạo, phân biệt kinh liễu nghĩa với kinh bất liễu nghĩa. Nhờ trạch pháp ta biết được định hướng con đường ta đi tới; sau đó là tinh tấn phát triển thiền định và quán chiếu tu tập, đến đây chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui phi vật chất gọi là Hỷ lạc, niềm vui này có khi làm hành giả thích thú không muốn xả thiền, với hỷ lạc có khi họ quên ăn uống. Sau hỷ lạc là đến Khinh an là xem nhẹ cuộc sống kiếp người, mọi việc đều dễ dàng an lạc nhẹ nhàng Kế đến là Định tức thiền chỉ định lúc đó 6 căn gặp 6 trần tạo 6 thức không còn động, không còn phiền não, đạt đến tâm thanh tịnh trong sáng , trạng thái Định này rất khó đạt được của hạnh giã tu tập, đứng về mặt khoa học trạng thái Định này là võ não bộ của hành giả không còn có những năng lực tạo làn sóng nào hình sin nữa mà nó nằm ngang ở bán cầu não, mọi năng lượng nó gom tụ vào tập trung vào cơ thể nuôi cơ thể nên cơ thể rất mạnh khỏe có khi chữa được những bịnh tật lâu ngày(chronic) vì thế khi đức Phật bịnh đức Phật nhờ tỳ kheo nói lại lời Phật giảng Thất giác chi làm cho Phật hết bịnh, vì năng lượng trước khi định là tỏa lan nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, còn Định thì có gom tụ lại một chỗ tập trung được một chỗ của bán cầu não bộ, Thiền đến Định là đã tập trung năng lượng cơ thể về võ não nên có khi hành giã không ăn uống cả tháng mà vẫn mạnh khỏe. Kế tiếp là giai đoạn giác ngộ cuối cùng rất khó khăn là XÃ, buông Xả có nghĩa là Xã chứ không là bỏ đi mất đi. Xã có nghĩa là không chấp vào không còn bám trụ vào không còn chịu ảnh hưởng của bất cứ cái gì, lậu hoặc hoàn toàn không còn nữa. Lý thuyết thì dễ hiểu nhưng thực hành Xã này không dễ gì đạt được.
6. Nhiệm vụ của chúng ta với môi trường khí hậu: Kinh Pháp Hoa, phẩm Tùng địa dũng xuất
Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm :1. Phần đầu gọi là Tự, tức là phẩm mở đầu.2. Phẩm Phương Tiện (sự khéo léo).3. Phẩm Thí Dụ.4. Phẩm Tín Giải (niềm tin vững chắc).5. Phẩm Dược Thảo Dụ (thí dụ về cây thuốc).6. Phẩm Thọ Ký (xác nhận thành Phật).7. Phẩm Hóa Thành Dụ (thí dụ về thành phố biến hóa).8. Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký (xác nhận cho 500 đệ tử thành Phật).9. Phẩm Thọ Học Vô Học Nhân Ký (xác nhận cho những người cần phải học và người không cần phải học thành Phật).10. Phẩm Pháp Sư (Thầy dạy pháp).11. Phẩm Hiện Bảo Tháp (hóa hiện tháp báu).12. Phẩm Đề Bà Đạt Đa.13.Phẩm Trì (giữ gìn kinh).14. Phẩm An Lạc Hạnh.15. Phẩm Tùng Địa Dung Xuất (từ đất vọt ra).16. Phẩm Như Lai Thọ Lượng.17. Phẩm Phân Biệt Công Đức.18. Phẩm Tùy Hỷ Công Đức.19. Phẩm Công Đức Pháp Sư.20. Phẩm Thường Bất Khinh Bồ-tát.21. Phẩm Như Lai Thần Lực.22. Phẩm Chúc Lụy (dặn dò).23. Phẩm Dược Vương Bồ-tát.24. Phẩm Diệu Âm Bồ-tát.25. Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát: Phổ môn cầu an.26. Phẩm Đà-la-ni (Dharana – mật chú).27. Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm).28. Phẩm Phổ Hiền Bồ-tát Khuyến Phát (sự khuyến khích của Bồ-tát Phổ Hiền)
Cái kỳ vĩ của Pháp Hoa, khác với các bộ kinh khác là ở chỗ, đấy là tiếng nói tối hậu của thực tại. Tiếng nói diệu âm đó đã dệt thành các chương thánh ngữ và biến các chương ấy thành một bộ kinh sống, cưu mang ba ngôi Tam bảo sống, cửu viễn, thường trụ, bất diệt. Đức Phật, trong chương thứ mười sáu, cũng xác định rằng Trong kinh Pháp Hoa có toàn thân Như Lai. Thân Như Lai, ở đây, là thân vô tướng, được tác thành từ ánh sáng của Phật huệ (trí tuệ vô lậu) và được gìn giữ trong thánh giáo phương tiện của Phật. Kinh nhấn mạnh rằng, ở đâu có kinh Pháp Hoa, ở đó có Phật. Đấy là một Đức Phật thường trú vĩnh hằng. Ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp và Ngài cũng chưa từng diệt độ. Tuổi thọ của Ngài là vô lượng, vô biên, không thể quan niệm được. Đức Phật ấy vẫn đang thuyết pháp giáo hoá khắp nơi. Ngài hiện hữu một cách thường tại vĩnh hằng như mặt trăng trên trời, dù ánh trăng dưới nước, như chúng ta thấy, có khi ẩn, khi hiện. Ngài là bản thể của chân lý tuyệt đối. Đấy chính là Đức Phật Bổn môn-cửu viễn. Phật của Pháp Hoa là như thế. Cũng vậy, Pháp của Pháp Hoa là chân lý bổn lai thường tịch, hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu trong thế giới bao la mênh mông vô tận. Pháp luôn xuất hiện như là chính nó, được đức Phật minh định qua mười đặc tính như thị (như vậy): tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, đầu cuối rốt ráo như vậy. (Chương Phương tiện) Tương tự như thế, Tăng của Pháp Hoa hải hội là quyến thuộc Bồ Đề trong pháp giới vô biên, lúc nào và ở đâu cũng có Đức Đa Bảo Như Lai xuất hiện, chứng tín, và cũng để nghe kinh. Điều đáng chú ý ở đây, kinh được xem là tạng bí yếu của chư Phật trong ba đời. Phật tri kiến là biết hết mọi vũ trụ mà không có sai lầm nên hạnh phúc nhất nên là duy ngã độc tôn. Riêng phẩm 15 Tùng địa dũng xuất là giảng giải Bồ tát từ dưới đất mọc lên. Vì kinh Pháp Hoa là kinh dùng ngôn ngữ biểu tượng nên nói bồ tát từ dưới đất bay lên là nói đến tâm địa tức là tâm của chúng sanh, Bồ tát từ chúng sanh thấu hiểu Tứ diệu đế thấy chúng sanh khổ đau nên có phát tâm cứu khổ mới thực là tâm Bồ tát. Câu chuyện khi đức Phật giảng kinh Pháp hoa đến đoạn gìn giữ kinh và phát triển kinh nầy Phật hỏi ai là người chịu lãnh nhiệm vụ gìn giữ và phát triển kinh này? Chư thiên đều đồng loạt xung phong lãnh trách nhiệm nhưng Phật từ chối và bảo: Tùng địa dũng xuất, tức chỉ có Bồ tát từ tâm địa chúng sanh mới gìn giữ và phát triển kinh nầy cho chúng sanh. Vì là ngôn ngữ biểu tượng chúng ta phải hiểu chỉ có chính chúng ta là có thể phát tâm Bồ tát được mà thôi. Áp dụng vào sự bảo vệ môi trường chính chúng ta là người có thể phát tâm Bồ tát giúp chúng sanh mà thôi, chính chúng ta mới là người bảo vệ môi trường cho chúng ta sinh sống chứ không có thể nhờ cậy bất kỳ ai khác được. Vậy bổn phận của chúng ta là tự mình bảo vệ môi trường như là phát tâm Bồ tát giúp đỡ chúng sanh.
7. Kết luận: Tu theo Phật và Bồ tát đạo.
Sự liên hệ biến đổi khí hậu với đạo Phật là bảo vệ tự nhiên, trả pháp về lại cho pháp: vô chấp pháp, đừng mang ý thức tham vọng của con người vào pháp chung quanh ta là phá hoại sự cân bằng sinh thái và tạo nghiệp, đây là cộng nghiệp rất quan trọng vì hậu quả của nó là nghiệp quả cho mọi người. Là nhà khoa học chúng ta chịu trách nhiệm vẻ mặt trí thức về mặt nghiệp thức của đạo Phật và bản thân con cháu ta chịu ảnh hưởng là hậu quả nghiêm trọng. Các Bồ tát chỉ lo miệt mài về đời sống con người mà không nghĩ đến Tùng Địa Dũng Xuất của kinh Pháp Hoa là Bồ tát xuất hiện lên từ cõi trái đất này, cứu trái đất chúng ta, tạo nhiều công đức cao cả hơn gấp bội công đức cứu trợ kẻ tàn tật bịnh hoạn hay nghèo đói. Nhớ khi Napal bị động đất tàn phá chết chóc điêu linh, nơi đất Phật đã gọi lên Tùng địa dũng xuất của kinh Pháp Hoa là Bồ tát từ trong chúng ta ở cõi này. Hôm nay đây chúng ta cũng kêu gọi Tùng địa dũng xuất của Bồ tát trong tâm chúng ta bảo vệ môi trường này được trong sạch tránh tai ương cho thế hệ con cháu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!
Tham khảo: Wikipedia, Thư viện hoa sen, Thích Nhất Hạnh, Dalai lama, Thích Tâm Thiện, chuyện kinh pháp cú Thư viện hoa sen, Lê Mạnh Thát, Thích Trí Huệ , Thích Nữ Hằng Như.
Phổ Tấn
Để lại một bình luận