Trích đoạn số 19: Tín Nguyện Chưa Đầy Đủ, Nhất Định Phải Nghe Kinh nằm trong Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa do Pháp Sư Tịnh Không thuyết giảng
Đức Thế Tôn giảng kinh, thuyết pháp bốn mươi chín năm nhắm vào đối tượng nào? Nhắm vào đối tượng là kẻ có nghi vấn, đặc biệt là những kẻ nghi hoặc pháp môn Niệm Phật. Tín tâm của quý vị chẳng kiên định, nguyện tâm chẳng khẩn thiết, làm thế nào đây? Nghe kinh, đức Phật đã giảng cẩn thận, quý vị nghe rõ ràng, nghe rồi hiểu rõ, tin tưởng. Do vậy, giảng kinh với dụng ý giúp đỡ chúng sanh đoạn nghi sanh tín. Nếu đã thật sự tin tưởng, chẳng hoài nghi tí nào, có cần phải nghe kinh hay chăng? Chẳng cần thiết! Quý vị giữ lấy Tịnh Độ, nhất định thành tựu, không còn phải mất công nghe kinh, niệm một câu Phật hiệu đến cùng. Như vậy thì trong Niệm Phật Đường có thể chẳng cần nghe kinh ư? Có thể; nhưng vì sao nay trong Niệm Phật Đường, chúng ta yêu cầu họ phải nghe kinh? Họ chưa đủ tín nguyện, chẳng nghe kinh sẽ không xong! Quý vị đọc Ấn Quang Đại Sư Văn Sao, thời đại của tổ Ấn Quang cách thời đại chúng ta không xa, đại khái là bảy mươi, tám mươi năm trước đây, vào thuở Ấn Quang đại sư tại thế, Niệm Phật Đường trong thuở ấy không cho phép giảng kinh, chỉ giảng khai thị, chẳng giảng kinh! Vì sao? Lòng người thuần hậu, mọi người vào Niệm Phật Đường đều có tín tâm, chẳng hoài nghi, thật thà niệm Phật. Người niệm Phật hiện thời chẳng thật thà, có nghi hoặc; chẳng đoạn nghi sẽ không được. Chẳng đoạn nghi thì nó sẽ chướng ngại quý vị. Quý vị thấy trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật đã dạy rất hay: “Nghi là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát”, chướng ngại gì? Chướng ngại tinh tấn. Nghi còn có thể chướng ngại các Bồ Tát tinh tấn thì đối với lũ phàm phu chúng ta, nó gây chướng ngại càng to hơn, chướng ngại gì vậy? Chướng ngại quý vị giác ngộ. Quý vị có nghi, nghe kinh không hiểu, đọc kinh chẳng liễu giải ý nghĩa, điều gì chướng ngại vậy? Chướng ngại chính là lòng hoài nghi; do quý vị hoài nghi, nên chẳng cung kính kinh giáo, Phật có muốn gia trì quý vị cũng không được! Ấn Quang đại sư nói rất hay: “Một phần thành kính đắc một phần lợi ích, mười phần thành kính đắc mười phần lợi ích”. Quý vị thiếu tâm cung kính vì quý vị hoài nghi. Thiếu tâm cung kính, sẽ chẳng đạt được lợi ích, nghe cũng không hiểu, nghe vài chục năm vẫn không hiểu. Nghe không hiểu vẫn phải nghe, đức Phật vô cùng từ bi, không ngại phiền phức, nghe mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, sẽ nghe hiểu, nghe hiểu rồi sẽ chẳng hoài nghi nữa. Khi quý vị chẳng còn hoài nghi, tiến bộ cũng nhanh chóng, sẽ cảm thấy mỗi năm mỗi khác. Tới khi nào, quý vị có thể cảm thấy mỗi tháng đều khác nhau, cảnh giới chẳng giống nhau, chắc chắn quý vị được vãng sanh. Mỗi năm khác nhau, đó là cảnh giới tốt đẹp, nhưng vãng sanh chưa nắm chắc. Mỗi tháng đều khác nhau, nắm chắc vãng sanh! 20-tiềm thông phật trí , ám hợp đạo diệu
Xem trọn bộ:
Bùi Vũ Long viết
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.