Học Phật là học giác ngộ, tu Phật là đi trên đường giác ngộ, bởi đạo Phật là đạo giác ngộ. Như vậy, giác ngộ là điều không thể thiếu đối với người học Phật và tu Phật. Nhưng giác ngộ có cạn, có sâu, tùy theo trình độ của người. Giác ngộ thế gian vô thường, giác ngộ nghiệp báo, giác ngộ mê lầm chấp ngã, giác ngộ nghĩa KHÔNG của Bát-nhã, giác ngộ Phật tánh nơi mỗi chúng sinh, giác ngộ chân tâm rõ ràng thường biết…Đây là ánh sáng giác ngộ dẫn đường cho chúng sinh trở về cội nguồn chân thật xưa nay đã tự quên mất.
Con đường giác ngộ là tập sách được ghi lại từ những bài giảng, mong rằng sẽ đem lại một chút ánh sáng trên đường giác ngộ cho người trở về quê Giác.
Tuy nhiên, con đường giác ngộ chân thật vốn không nằm trên những chữ nghĩa chết này, mà ở ngay trong tâm của mỗi người. Do đó, để có được những bước đi chắc thật, người học Phật phải là những hành giả thực sự, chớ không thể chỉ tự hài lòng trên kiến thức văn tự. Những dòng chữ này không thể ghi lại ánh sáng giác ngộ chân thật.
Người học nên mở sáng “con mắt Tuệ” nơi chính mình.
Và công đức pháp thí này xin được hồi hướng cho tất cả!
Thiền Viện Trúc Lâm
Mừng Ngày Phật Thành Đạo
Năm Canh Dần – 2010
Thích Thông Phương
MỤC LỤC
1. Lời đầu sách
2. Thế Gian Vô Thường
3. Thừa Kế Nghiệp
4. Cái Mê Truyền Kiếp
5. Phát tâm Bồ Đề
6. Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát Nhã
7. Tam Nhân Phật Tánh
8. Phật Pháp Đến Để Mà Thấy
9. Thiền Là Sống Ngay Thực Tại
10. Cái Biết Sáng Ngời Muôn Thuở
11. Giải Thoát Tri Kiến
https://www.youtube.com/watch?v=ANSt86_naew&t=1s
Trần Đình Dac viết
Phật pháp chân lý cao siêu lý rộng sâu trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu nay con thấy chuyên học tập hiểu rõ chân kinh nghĩa nhiệm màu. A Di Đà Phật ???