Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
Trong thời gian gần đây, quan niệm trên trở nên khá phổ biến, nhiều vị giảng sư thuộc tông Tịnh Độ cũng chủ trương như thế. Nhận thấy quan niệm tu tập này có nhiều chỗ không hay, nếu không muốn nói là gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
Để hiểu rỏ hơn về vấn đề này, mời quý vị nghe bài pháp thoại Tạp tu một nhận định vội vàng được Thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng tại phòng mạch Bác Sĩ Tâm (Adelaide – Australia), ngày 21/04/2017 trong chuyến hoằng pháp tại Úc Châu
Xem thêm bài viết Tạp tu và chuyên tu
đào ngọc liêm viết
“ Viên nhân thuyết pháp, vô pháp bất viên “ Cái này ở trong cửa Phật có thể nói rất nhiều đồng tu đều nghe nói qua, đều nghe thấy cái cách nói này, bồ tát căn tánh viên giáo, Đại đức căn tánh viên giáo, chúng ta gọi họ là Viên Nhân, người căn tánh Viên giáo họ viên ở chỗ nào vậy? Tại vì sao chúng ta không viên? Cái vấn đề này nếu như lúc bình thường nêu ra thật sự là rất khó thảy hội, ở Kinh Kim Cang cái đọan kinh văn này nêu ra thì không khó lí giải rồi. Cái ý nghĩa này phía trước nói qua quá nhiều! Người này đối với tất cả pháp thế xuất thế gian không có phân biệt, không có chấp chước, không có vọng tưởng, họ là viên, kiến giải tri kiến của họ là viên, không những kiến giải tri kiến viên rồi mà thói quen đời sống của họ cũng viên, không có gì mà không viên mãn đây gọi là Viên Nhân. Tại vì sao chúng ta không viên vậy? Chúng ta có phân biệt, có chấp chước, có vọng tưởng cho nên là không viên, lìa khỏi tất cả vọng tưởng phân biệt chấp chước liền viên ngay, chỉ có người viên đối với nghĩa Kinh đại thừa thậm thâm này họ mới có thể thông đạt sáng tỏ, bởi vì Phật là viên âm thuyết pháp họ có thể thông đạt sáng tỏ, nếu như vẫn còn xen tạp vọng tưởng phân biệt chấp chước thì nghĩa chân thật ở trong loại kinh luận viên giáo này họ sẽ không có cách gì mà thảy hội được. Phật pháp không chỉ nói là hoằng dương, giảng kinh thuyết pháp, ngay cả đến tu hành cũng đều là mấu chốt, vì thế Phật Bồ tát chỉ dạy chúng ta sự tu học Phật pháp phải bắt đầu từ đâu vậy? Phải bắt đầu từ đoạn phiền não, Tứ hoằng thệ nguyện đã chỉ ra cho chúng ta con đường rõ ràng, trước tiên khuyên bạn phát tâm, Kinh Kim Cang cũng không thể lìa khỏi cái nguyên tắc này, nếu như các vị quan sát thật kĩ toàn bộ tất cả kinh giáo Đại thừa đều nằm ở trong cái cấu trúc này của nó, nhất định không có đi ngược Kinh Kim Cang vừa mở đầu liền nói: “ Người thiện Nam người thiện Nữ phát tâm A Nậu đa na tam miệu tam bồ đề “ điều đầu tiên là dạy bạn phát tâm, đây là tâm gì vậy? Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Tâm là phát rồi, đã phát tâm Bồ đề rồi muốn phổ độ tất cả chúng sanh bắt đầu làm từ đâu vậy? Bắt đầu làm từ phá bốn Tướng. Phá bốn Tướng là gì vậy? Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn; Tại vì sao phải đoạn phiền não? Phải phá bốn Tướng vậy ? Thành tựu căn tánh viên đốn của bạn, bốn Tướng vừa phá thì tri kiến của bạn liền viên ngay. Giáo nghĩa nhất thừa thâm sâu mà Phật nói bạn mới có thể thảy hội, mới có thể lãnh hội, phát tâm dường như là dễ dàng, nhưng đoạn phiền não thì lại khó rồi, vọng tưởng phân biệt chấp chước biết là cần phải buông xả, mà vẫn cứ không thể buông xả, nhưng mà phải biết không thể buông xả vừa rồi mới nói không những ở trên pháp hành có chướng ngại, mà trên pháp giải cũng có chướng ngại, ý nghĩa của Kinh giáo bạn không thấy ra được, người xưa giảng giải thấu triệt đi nữa, minh tận đi nữa bạn cũng nghe không hiểu, bạn cũng vẫn không được thọ dụng, nguyên nhân do đâu vậy? Phiền não chưa đoạn, bạn chưa có thật sự buông xả được, mấu chốt là ở chỗ này , bốn tướng, bốn kiến phá rồi sau đó học pháp môn, bạn xem pháp môn vô lượng thệ nguyện học là xếp ở giai đoạn thứ ba, lỗi lầm mà chúng ta hiện nay phạm là: ( Phiền não chưa đoạn đã học pháp môn )
Kết quả là gì vậy? kết quả là câu dưới đây : ( tà nhân ngộ chánh pháp, chánh pháp diệc thành tà ).
Sao gọi là tà nhân vậy ? ( người chưa có đoạn phiền não chính là người tà ) cái này bản thân chúng ta phải thừa nhận, chúng ta hiện nay vọng tưởng phân biệt chấp chước rất nhiều, chúng ta là người gì vậy ? Chúng ta là người tà. Trong kệ khai kinh nói : “ Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa “ ai có thể hiểu nghĩa chân thật của Như Lai vậy ? Viên Nhân!.
Người tà là không thể hiểu nghĩa chân thật của Như Lai
điều này rất quan trọng, rất quan trọng!!!.
” Kinh Kim Cang giảng nghĩa trích đoạn tập 220 Lão HT Tịnh Không Chủ Giảng”. nếu bạn có duyên thì hãy hãy chịu khó nghe kinh và hiểu nghĩa của Như Lai thuyết Y Giáo phụng hành .( người đã đạt được thọ dụng “chân thật chi lợi” của Đức Như Lai qua những bài giảng Lão HT Tịnh Không) Xin chân thành kính tặng những đồng học hữu duyên.
đào ngọc liêm viết
Kinh không thể không giảng kĩ, không giảng kĩ chúng ta rất khó thảy hội, giảng kĩ mới có thể được thọ dụng, nhưng mà, nhất định phải biết đoạn phiền não quan trọng, công phu chân thật là ở chỗ này phần trước mà đặc biệt là trung tâm mà mấy lần gầy đây nhất nói: ( không ngoài nhìn thấu buông xả ). “ Tà nhân ngộ chánh pháp, chánh pháp diệc thành tà “, chúng ta có thể dùng hai câu nói của đại sư Thanh Lương để chứng minh, Thanh Lương ở trong Hoa nghiêm kinh sớ sao giải thích đề kinh của Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh có hai câu nói, ngài nói : “Hữu giải vô hành tăng trưởng tà kiến” Hành là gì vậy? Hành là đoạn phiền não, phiền não chưa có đoạn đã học pháp môn. Cái kết quả đó là tăng trưởng tà kiến, thế thì chẳng phải chánh pháp cũng thành tà sao?!!!. Một câu khác nữa là tương phản với câu này ; “ Có hành mà không giải ( nhưng mà các vị phải nhớ kĩ cái hành này là pháp môn đại tiểu thừa thông thường chứ không phải là pháp môn tịnh độ, pháp môn tịnh độ thì khác không thể tính ở trong đây, đó là pháp môn đặc biệt ) Có hành mà không Giải tăng trưởng vô minh “ Đây chính là chứng tỏ tu học phật pháp cần phải giải hành tương ưng, giải hành tương ưng pháp Hành và pháp Giải là bổ trợ lẫn nhau mới có thể được lợi ích, nếu nói đến có Hành mà không có Giải mà có thể thành tựu thì ngoài cái pháp môn niệm Phật Tịnh Tông này ra, không thể tìm được cái pháp môn nào khác, cho nên tịnh Độ Tông được xưng là pháp môn đặc biệt, bạn không giải cũng không sao chỉ cần thật thà niệm, mấu chốt của thành bại là ở thật thà. “ Sở dĩ đại thừa kinh trung giáo đạo học nhân, dĩ thân cận thiện tri thức vi yếu đồ ”, yếu đồ dùng cách nói hiện nay là điều kiện quan trọng nhất, nhất định phải gần gũi thiện tri thức, hay nói cách khác nhất định phải gần gũi người có tu có chứng. ở hiện nay thời kì mạt pháp người chứng quả đã không thể nhìn thấy rồi, bất ác dĩ mà cầu cái tiếp đó là nhất định phải tìm người có tu hành chân thật, tu học theo họ vậy mới không bị sai. Tiêu chuẩn của Thiện tri thức cái câu sau cùng này chúng ta có thể là một cái chuẩn xác đó chính là : “ Khai chánh tri kiến “.
Sao gọi là thiện tri thức vậy?
Thứ nhất: Tri kiến của họ thuần chánh, cũng có thể giúp chúng ta khai chánh tri chánh kiến, tiêu chuẩn như vậy mới có thể gọi họ là Thiện tri thức. Chánh tri kiến tiêu chuẩn của chánh nhất định phải tương ưng với kinh điển, Kinh điển là cái căn cứ quan trọng nhất, nếu như những gì mà họ nói, họ dạy trái ngược lại với phương pháp, lí luận ở trong Kinh điển, thì chúng ta không nên tiếp nhận, là không nên học theo họ.
Thứ hai: Tuy cái mà họ căn cứ quả thật là Kinh điển của phật pháp, ( cái này trong đại tạng kinh có ) cách giải thích của họ sai lệch vói nghĩa Kinh, không tương ưng, chúng ta cũng không nên học theo họ, đó chính là phần trước nói (“ tà nhân ngộ chánh pháp, chánh pháp diệc thành tà “) đây là không phải Thiện tri thức.
Thứ ba: Cái mà họ căn cứ là chánh pháp, là kinh điển của Phật giảng cũng không sai, nhưng không tương ưng với căn tánh của chúng ta, chúng ta cũng không nên học theo họ, Cái kinh ấy không sai nghĩa kinh cũng không sai, phương pháp lí luận đều chính xác nhưng ta không là được! Suy nghĩ ở trong đời này tu học cái pháp môn đó cũng không có hy vọng, vậy thì cũng không nên học theo họ. Cho nên gần gũi một vị thiện tri thức đây là tương đối không dễ dàng, người xưa thường nói cái sự việc này có thể gặp, chứ không thể mong cầu, nhưng mà Phật, Tổ sư Đại đức đều là chỉ dạy chúng ta như vậy, nhất định phải gần gũi thiện tri thức, thiện tri thức lại có thể gặp chứ không thể mong cầu vậy thì sao bây giờ? Chúng ta còn hy vọng gì được chứ ? Ở trong loại tình trạng này có thể nói đây là tình trạng của tuyệt đại đa số mọi người, chúng ta chỉ có một con đường có thể lựa chọn là tìm người xưa, người ngày nay là thiện tri thức chúng ta không thể tìm thấy thì tìm người xưa.
Kinh Kim Cang giảng nghĩa trích đoạn tập 220 Lão HT Tịnh Không Chủ Giảng”. nếu bạn có duyên thì hãy hãy chịu khó nghe kinh và hiểu nghĩa của Như Lai thuyết Y Giáo phụng hành .( người đã đạt được thọ dụng “chân thật chi lợi” của Đức Như Lai qua những bài giảng Lão HT Tịnh Không) Xin chân thành kính tặng những đồng học hữu duyên.
đào ngọc liêm viết
Trong Tự Tánh tâm thanh tịnh không có tri kiến ! Cái gì là Bát nhã vậy ? Bát nhã là vô tri.
Bạn có Tri, bạn có Kiến đó chính là Vô Minh, đó chính là gốc rễ của Vô Minh.
Chúng ta hiện nay hằng ngày cầu Tri hỏi có tệ hại hay không? Vốn dĩ Vô Tri; còn phải đi cầu Tri vậy thì hỏng rồi ! Thích Ca Mâu Ni Phật 49 năm giảng kinh thuyết Pháp nói với bạn cái gì ? Vô Tri !!! Kinh Kim Cang là cương yếu của Bát nhã, còn có cái đơn giản hơn, vắn tắt hơn là Tâm Kinh, có thể nói Kinh Kim Cang là chú giải của Tâm Kinh 600 quyển Kinh Đại Bát Nhã là chú giải của Kinh Kim Cang, đặc sắc nhất đơn giản nhất là Tâm Kinh, Tâm Kinh đến kết luận cuối cùng là:
“ Vô trí diệc vô đắc ”
Cái mà chư Phật như lai chứng đắc là gì?“ Vô trí diệc vô đắc
“ Vô trí là không có: Tứ Kiến – Vô đắc là không có: Tứ Tướng
Tâm giác là: Tâm bất động – Tâm động rồi là : bất giác,
Vì bất giác nên Tâm động, Tâm động rồi thì liền gọi là vô minh
Chân tướng sự thật là : Vốn dĩ không ( Kiến – Tướng ) đều không.
“ Ưng vô sở trụ “ ( “Trụ” là : đem nó để ở trong tâm ),
Vọng tưởng phân biệt chấp chước không được phép trụ,
“( trụ )là : đem nó để ở trong tâm “ nó là không.
Kiến – Tướng đều là không
Nhưng mà : Nghiệp quả bất không ! Nhân quả bất không Cho nên Phật dạy bạn :
“ Nhi sanh kì tâm “
Phật bồ tát ở chung với chúng ta vẫn ăn cơm bình thường, vẫn làm việc bình thường “ Nhân quả bất không “ Cho nên cần sinh tâm:
“ Sinh tâm vô trụ – Vô trụ mà sanh tâm “
Đây chính là pháp thân đại sĩ, đây chính là chư phật như lai, chúng ta học Phật chính là học cái này, người niệm Phật chúng ta:
Thân – Tâm – Thế giới tất cả buông xả, ( “Buông xả “là :
không để nó ở trong tâm ) chính là :
“ Ưng vô sở trụ “
Một câu A di Đà Phật thường xuyên giữ ở trong tâm đó chính là :
“ Nhi sanh kì tâm “
thì đâu có đạo lí nào không vãng sanh chứ ?!!! Nhất định vãng sanh.
Kinh Kim Cang giảng nghĩa trích đoạn tập216, 217, 218, 219, 220 Lão HT Tịnh Không Chủ Giảng”. nếu bạn có duyên thì hãy hãy chịu khó nghe kinh và hiểu nghĩa của Như Lai thuyết Y Giáo phụng hành .( người đã đạt được một chút nhỏ bé thọ dụng “chân thật chi lợi” của Đức Như Lai qua những bài giảng Lão HT Tịnh Không) Xin chân thành kính tặng những đồng học hữu duyên.
đào ngọc liêm viết
Y Kinh Giải Nghĩa, Tam Thế Phật Oan !!!??? Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa? Khi khai ngộ thì dễ dàng lãnh hội được ý nghĩa mà Phật thuyết Kinh.
………….: “chánh Thuyết , chánh Thính “, người biết nghe như vậy rất dễ dàng khai ngộ, cho nên khai ngộ là lãnh ngộ ý nghĩa mà Phật thuyết Kinh. “ Đương ư bất khả thuyết xứ lãnh ngộ “ Phật pháp vốn dĩ không có ngôn thuyết, vốn dĩ không có văn tự, vốn dĩ là không có khởi tâm động niệm là không có phân biệt chấp chước, Phật dạy chúng ta, Bồ tát dạy chúng ta nên ở trong tất cả danh tự ngôn thuyết của Phật mà thảy hội được chân tướng sự thật của không thể ngôn thuyết đó, bạn mới là thật sự biết nghe Kinh, người bình thường nghe kinh tại sao không thể khai ngộ vậy ? Là họ chấp chước danh tướng, chấp chước ngôn thuyết, sau khi nghe xong còn nghĩ ngợi lung tung, nghĩ ngợi lung tung là tướng tâm duyên, cho nên họ không thể khai ngộ, lìa tương ngôn thuyết, danh tự, tâm duyên nghe xong liền khai ngộ ngay. Vì sao vậy ? Họ có thể nghe được cái chỗ không thể nói đó, họ thảy hội được. Cái chỗ không thể nói đó đó mới là thật, từ đó cho thấy Phật đủ loại ngôn thuyết danh tự đều là hướng dẫn. Ở trong Thiền tông gọi là ngón tay chỉ mặt Trăng. Tất cả Kinh Pháp mà Thích ca Mâu ni Phật nói trong 49 năm là Ngón tay chỉ lên mặt Trăng, bảo bạn nhìn mặt Trăng chứ không phải bảo bạn nhìn ngón tay !!!. Tất cả Phàm phu ở đây nghe Phật giảng Kinh đều chấp chước ở trên Ngón tay, Mặt trăng ở đâu không biết, cho rằng ngón tay là Mặt Trăng, vấn đề xảy ra ở chỗ này, cho nên chúng ta nhất định phải thảy hội cho được, lìa khỏi cái ngón tay này thì bạn liền nhìn thấy Mặt Trăng, đây chính là ly danh tự ngôn thuyết mà chỗ này nói, bạn ở chỗ không thể nói đó lĩnh hội được rồi. Cái chỗ không thể nói này xin thưa với các vị ( Vũ Trụ, Nhân sinh xum la vạn tượng, bản thể hiện tướng, tác dụng của tất cả hiện tượng ) đều không thể nói trong Phật pháp dùng 4 chữ Bất Khả Tư Nghị, bạn cần thảy hội được , lĩnh hội được cái bất khả tư nghị này, bạn đã thật sự hiểu rõ rồi. ở trong tông môn nói là : ( Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh ) thật sự nhìn thấy tánh thể hiện tướng, tác dụng, họ thật sự hiểu rõ rồi bất khả tham chước hiện kì sự, hơi có một chút tham xíu chước là bạn không thể nhìn thấy được tánh, hay nói cách khác cái mà bạn nghe là ngôn thuyết của Phật, bạn không hiểu được nghĩa chân thật mà Phật nói, nghĩa chân thật là ở ngoài ngôn thuyết, ở ngoài danh tướng nhưng mà ngôn thuyết danh tướng không phải không có tác dụng, giống như bản đồ chỉ đường vậy họ chỉ thị cho bạn cái phương hướng bạn cần phải thoát khỏi cái này đi về cái phương hướng đó bạn mới có thể thực sự tìm được mục đích của bạn, đây là chỗ khó hiểu của Phật pháp, chỗ khó nói của Phật pháp, chỗ khó nghe của Phật pháp chúng ta cần phải biết.
Kinh Kim Cang giảng nghĩa trích đoạn tập 217, Lão HT Tịnh Không Chủ Giảng”. nếu bạn có duyên thì hãy hãy chịu khó nghe kinh và hiểu nghĩa của Như Lai thuyết Y Giáo phụng hành . Xin chân thành kính tặng những đồng học hữu duyên.