Trích đoạn số 17: Phương pháp niệm Phật nằm trong Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa do Pháp Sư Tịnh Không thuyết giảng
Lại xem đoạn tiếp theo: “Hựu Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương vân: ‘Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân, quy ư Tịnh Độ” (Lại nữa, trong chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông của kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói: “Nay ở trong cõi này, nhiếp thọ người niệm Phật về Tịnh Độ”), đây là lời Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói trong kinh Lăng Nghiêm. Chương này kinh văn chẳng dài, tổng cộng chỉ có hai trăm bốn mươi bốn chữ, đây là một đoạn trong Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương. Đối với đoạn này, Ấn Quang đại sư, tôi nghĩ hiện thời rất nhiều đồng học đều biết: Ấn Quang đại sư là Tây Phương Đại Thế Chí Bồ Tát tái lai. Trong đời quá khứ, trước khi thành Phật, Quán Âm và Thế Chí đều là người trong thế giới Sa Bà, cũng có thể nói [các Ngài] là đồng hương của chúng ta. Các Ngài sanh về thế giới Cực Lạc, nay họ giống như lớp trưởng của các vị Bồ Tát, lãnh đạo các vị Bồ Tát giúp A Di Đà Phật giáo hóa chúng sanh. Thế giới Sa Bà là quê hương của các Ngài, nên cũng đặc biệt chiếu cố; vì vậy, Ngài thường đến thế giới này, thật vậy, giống như trong phần trước đã nói: Hết thảy thời, hết thảy chỗ, quý vị niệm Ngài, Ngài bèn hiện tiền. Ngài dạy chúng ta phương pháp Niệm Phật chính xác nhất, đơn giản nhất, ổn thỏa nhất, đáng tin cậy nhất. Phương pháp là “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, tám chữ! “Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai, tất định kiến Phật”, câu này khẳng định như vậy, chẳng có mảy may hoài nghi nào! Trong tâm thường tưởng Phật, miệng thường niệm Phật, trong hiện tại, quý vị đã có thể thấy Phật. Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng mà! Tương lai, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, mỗi ngày ở cùng một chỗ với A Di Đà Phật và chư Phật Như Lai, cùng học tập với các đại Bồ Tát, đến nơi đâu tìm được hoàn cảnh này? Tây Phương Cực Lạc thế giới giống như một trường đại học Phật giáo, hết thảy chư Phật đem toàn bộ những chúng sanh thuộc ba căn tánh thượng trung hạ trong khu vực giáo hóa của các Ngài đưa sang học bên Tây Phương Cực Lạc thế giới, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng không ra ngoài lệ ấy! Chỉ có các vị thượng thượng căn là sang thế giới Hoa Tạng. Do vậy, thế giới Cực Lạc vô cùng thù thắng trang nghiêm, chúng ta phải tin tưởng, chớ nên có mảy may hoài nghi nào!
Bùi Vũ Long viết
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRÚ TAM BẢO
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
Phạm Duy Dũng viết
Cho con hỏi ngài là pháp sư hay hòa thượng tịnh không vậy. Nếu pháp sư thì chỉ là thầy cúng đi chữa bệnh tà thôi còn ngài là hòa thượng tịnh không thì hà cớ gì ngài là một vị cao tăng thì đâu lý gì mà dạy chúng sanh niệm PHẬT có bốn chữ : A Di ĐÀ PHẬT vậy, trong khi đó câu PHẬT hiệu, hồng danh sáu chữ của ĐỨC PHẬT A Di ĐÀ là : NAM MÔ A Di ĐÀ PHẬT. Trong đó hai chữ : NAM MÔ có nghĩa là cung kính, hoặc quy y theo ĐỨC PHẬT A Di ĐÀ để được cứu độ, ông không cung kính, quy y thì ai cứu độ cho ông, con ví dụ : ông là ĐỨC PHẬT TỊNH KHÔNG bây giờ con muốn ông cứu độ chẳng lẽ con kêu TỊNH KHÔNG, TỊNH KHÔNG, TỊNH KHÔNG như vậy hả. Chúng sanh khổ vì ông lắm rồi đó, con chỉ mong có một ngày cái nhân duyên nào cho con gặp mặt ông dù chỉ một lần thôi để hỏi ra lẽ.
Hải viết
Chào bạn, Niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật hay 4 chữ A Di Đà Phật là tùy theo hơi thở dài ngắn của mỗi người. Theo mình thấy thì niệm A Di Đà Phật vẫn đảm bảo sự tôn kính đối với Đức Phật, “A Di Đà” là hồng danh, “Phật” là đại từ thể hiện sự tôn kính khi mình niệm, chẳng hạn: Phật Bổn Sư Thích Ca, Phật Dược Sư, Bồ Tát Quán Thế Âm….
Hà viết
Sao mà mình thấy câu chữ của bạn sân si quá
Hà viết
Sao mà mình thấy câu từ của bạn sân si và thiếu chừng mực quá, mong bạn suy nghĩ lại dù sao Thầy Tịnh Không cũng lớn tuổi chẳng lẽ hiểu biết của thầy lại thu 1 người trẻ tuổi như bạn
Tâm Bồ Đề viết
Nếu trong tâm bạn có sẵn sự cung kính rồi thì bạn niệm “A DI ĐÀ PHẬT” cũng được nhé. Còn nếu bạn muốn niệm ngài ĐỨC PHẬT TỊNH KHÔNG thì bạn phải niệm TỊNH KHÔNG PHẬT, TỊNH KHÔNG PHẬT, TỊNH KHÔNG PHẬT nhé.
Hà viết
Sao mà mình thấy câu từ của bạn sân si và thiếu chừng mực quá, mong bạn suy nghĩ lại dù sao Thầy Tịnh Không cũng lớn tuổi chẳng lẽ hiểu biết của thầy lại thu 1 người trẻ tuổi như bạn