Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HẬU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HẬU theo từ điển Phật học như sau:
HẬU
HẬU; A. After, behind, posterior.
Sau
HẬU BÁO
Quả báo xảy ra ở đời sau, (ở kiếp sống trực tiếp sau kiếp sống hiện tại). Đó là do có nghiệp nhân không đủ sức chín mùi trong đời sống hiện tại thành hiện báo, mà phải chờ đến kiếp sau mới chín mùi và kết quả.
Vd, trong Kinh Tiểu nghiệp phân biệt (Trung Bộ Kinh, cuốn 3) chép: “Nghiệp sát sinh đưa đến kết quả đời sau sống yểu mệnh và cũng có thể đọa vào cõi khổ.”
“Nghiệp không sát sinh đưa đến kết quả là đời sau sống thọ và cũng có thể thác sinh lên cõi thiện lành.”
HẬU ĐẮC TRÍ
Trí tuệ nhờ tu học, tu tập mà có được, nhưng thực ra là bắt nguồn từ trí tuệ Bát Nhã vốn có sẵn trong mỗi người, cg = căn bản trí (A. Fundamental knowledge).
HẬU HỮU
Cái thân cuối cùng của vị A-la-hán hay Bồ Tát. Các vị này, sau khi mệnh chung, sẽ không còn tái sinh nữa.
Còn có nghĩa là nghiệp báo đời sau.
HẬU LANG
Chùa Phật thường có bốn nhà giáp nhau thành hình chữ nhật. Nếu đi từ phía ngoài vào, hai [tr.280] nhà hai bên gọi là đông lang và tây lang. Gian giữa phía sau gọi là hậu lang.
“Cấm rao nội tự trẻ già,
Chớ ai thấp thoáng đền nhà hậu lang.”
(Toàn Nhật –Hứa sử truyện văn)
HẬU QUANG
Hào quang sau bức tranh hay bức tượng, biểu trưng cho uy lực đạo đức và tinh thần.
HẬU THÂN BỒ TÁT
Cái thân cuối đời của vị Bồ Tát, trước khi thành Phật ở cõi người này.
Theo như Phật Thích Ca đã từng thọ ký, vị Phật tương lai ở cõi này sau Phật Thích Ca sẽ là Phật Di Lặc. Và hiện nay, cũng theo như Phật Thích Ca cho biết thì Bồ Tát Di Lặc đang giáo hóa ở cõi Trời Đâu xuất (Tushita) và được gọi là Hậu thân Bồ Tát, Cg. Phật bổ xứ.
HẬU THẾ
Đời sau.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HẬU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận