Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KIẾN TÍNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KIẾN TÍNH theo từ điển Phật học như sau:
KIẾN TÍNH
KIẾN TÍNH
Nói tắt từ câu “kiến tánh thành Phật” trong câu kệ của Thiền tông:
“Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.”
Câu kệ này tương truyền là của Bồ Đề Đạt Ma. “Không lập ngôn từ, truyền riêng ngoài ba tạng giáo điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật.”
Thấy tính đây là thấy rõ mặt mũi xưa nay (bản lai diện mục), cái không sinh, không diệt, không thiện, không ác, vượt ra ngoài những đối đãi, mà Thiền gọi là “chủ nhân ông” nơi mỗi người. Như không Tổ Huệ Năng hỏi Thượng Tọa Huệ Minh: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, ngay lúc ấy đâu là bản lai diện mục của mình, thưa Thượng Tọa?” Ngay lúc ấy ,Huệ Minh hốt nhiên đại ngộ, vì thấy được tính.
“Thích Ca Phật tổ năng kiến tánh, ngồi Tuyết Sơn khô khẳng gầy gò,
Li Lặc tiên quang bởi vô tâm, đi vân thủy đẫy đà phục phịch.”
(Chân Nguyên –Thiền tịch phú).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KIẾN TÍNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận