Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC CHỦNG THÀNH TỰU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC CHỦNG THÀNH TỰU theo từ điển Phật học như sau:
LỤC CHỦNG THÀNH TỰU
LỤC CHỦNG THÀNH TỰU
Trong Kinh Pháp Hoa giảng giải HT Thích Thanh Từ giải thích lục chủng thành tựu như sau :
A. Thông thường ở mỗi bộ Kinh mở đầu, đều có lục chủng thành tựu, hay lục chủng chứng tín, là sáu điều chứng cứ của Ngài A Nan nêu ra để người khác nghe đủ lòng tin pháp thoại Ngài tụng là do Phật Thích Ca thuyết. Lục chủng chứng tín giống như biên bản của thư ký trong phiên họp ngày nay vậy.
B. Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Lục Chủng thành tựu được trình bày như sau :
1. Văn thành tựu : “ Tôi nghe “ nghĩa là chỉ cho tôn giả A Nan người nghe thuật lại Kinh này, đó gọi là văn thành tựu.
2. Tín thành tựu : “ Như thế này “ chỉ pháp thoại mà Ngài A Nan nghe Phật thuyết, đó là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
3. Thời thành tựu : “ Một thuở nọ “ là thời gian nói Kinh, xưa thời gian mỗi nơi mỗi khác, không thống nhất, nên chỉ nói một thuở nọ, chớ không nói ngày mấy, tháng mấy, lúc nào.
4. Chủ thành tựu : “ Đức Phật “ nghĩa là chỉ cho vị chủ tọa trong buổi thuyết pháp.
5. Xứ thành tựu : “ Núi Kỳ Xà Quật “ nơi thành vương xá là nơi Phật thuyết pháp ( thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa)
6. Chúng thành tựu :” Chúng đại Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni một muôn hai nghìn người là bậc A La Hán như A Nhã Kiều Trần như…hàng Tỳ Kheo hữu học và vô học có trên hai ngàn người… vua A Xà Thế cùng với quyến thuộc ….”
Sáu điều trên đây là lục chủng chứng tín hay Lục chủng thành tựu, nghĩa là sáu điều làm bằng chứng làm cho chúng ta tin Kinh này không phải Ngài A Nan tự nói ra mà chính Ngài đã cùng nghe vơi thính chúng. Bấy giờ (lúc kết tập Kinh điển lần thứ nhất) Ngài mới thuật lại (hựu trùng tuyên)
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC CHỦNG THÀNH TỰU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận