Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁCH NẠP Y trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁCH NẠP Y theo từ điển Phật học như sau:
BÁCH NẠP Y
Cg : Tệ nạp y, Đàn nạp y, Bá nạp y.
Y của chư tăng, y này được nối kết bằng nhiều mảnh vải vụn, cũ rách. lại có nhiều màu sắc.
Tăng lữ do đắp mặt nạp y nên cũng gọi là Nạp tăng, Lão nạp, Bố nạp, Dã nạp, chuyết nạp v.v….
Theo Thích Thị Yếu Lãm, thượng, nạp y vốn có 5 loại : 1. Hữu thí chủ y, 2. Vô thí chủ y, 3. Vãng hoàn y (y được may từ vải quấn người chết), 4. tử nhân y, 5. Phấn tảo y (S : Pamsa-kula).
Y phấn tảo chỉ cho những mảnh vụn từ y rách bị vất bỏ. Có thể chia làm : Đạo lộ khí y (vải vất bỏ ngoài đường), Phấn tảo xứ y (y bị quăng vào bãi rác), Hà biên khí y (vải bỏ bên bờ sông), Nghị xuyên phá y (vải bỉtùng kiến cắn), Phá topái y 9vải rách nát).
Về nguyên ngữ Phạn văn của nạp y, trong kinh Thập Nhị Dầu Dà, Luật Thập Tụng 39, Huệ Lâm Am Nghĩa 11, đều cho nạp y là tên khác của y phấn tảo.
Theo phẩm Khuyến Trì trong kinh Pháp Hoa 4, nạp y, tiếng Phạn gọi là Kantha.
Chương Ca-hi-na y trong luật Tứ Phần 43, luật Ma-Ha Tăng- Kì 8 ; phẩm Đầu Đà trong luận Giải Thoát Dạo 2 ; điều Dầu Dà Nghĩa Lưỡng Môn Phân Biệt trong Dại Thừa Nghĩa Chương 15, đều cho nạp y khác với phấn tảo y. Tuy nhiên, nạp y và phấn tảo đều chỉ y của chư tăng. Khi nói về vật liệu để may y thì gọi là Phấn tảo y, còn khi nói về cách may thì gọi là Nạp y.
Theo : Luật Thập Tụng 4, 36, 37 ; Kiền Dộ Y, Luật Tứ Phần 41 ; Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao, hạ, phần 1 ; Dại Tống Tăng Sử Lược, thượng ; Tổ Đình Sự Uyển 3.
Từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁCH NẠP Y tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận