Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHÁP THUẬN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHÁP THUẬN theo từ điển Phật học như sau:
PHÁP THUẬN
PHÁP THUẬN
Cao tăng Việt Nam, sống dưới đời vua Lê Đại Hành. Sư nguyên họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, xuất gia từ nhỏ, là đệ tử của Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ. Năm Thiên Phúc thứ 7 (986) nhà Tống Trung Quốc sai sứ là Lý Giác sang nước ta. Vua Lê yêu cầu sư cải trang chèo đò cho sứ giả. Tình cờ lúc ấy có hai con ngỗng lội trên mặt nước, Lý Giác bèn ngâm hai câu thơ:
“Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nhai.”
Dịch nghĩa:
Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời.
Pháp sư ứng khẩu đọc ngay hai câu thơ:
“Bạch mao phô lục thủy,
Hồng trạo bãi thanh ba.”
Dịch nghĩa:
Lông trắng phơi dòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi.
(Lời dịch của Thích Mật Thể)
Lý Giác thán phục vô cùng.
Năm 990, sư không bệnh mà tịch, thọ 76 tuổi, có để lại cuốn sách “Bồ Tát hiệu sám hối văn”. Là Tổ thứ 10 của phái thiền Tì-ni-đa-lưu-chi.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHÁP THUẬN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận