Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CÂU NA HÀM MÂU NI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CÂU NA HÀM MÂU NI theo từ điển Phật học như sau:
CÂU NA HÀM MÂU NI
Kanakamou
Một đức Phật đời quá khứ. Ngài có dạy rằng: “Đừng có để tâm ngươi đi hoang đàng… Hãy gắng học tập giáo lý của Thánh Hiền. Như vậy ngươi tránh được sự buồn và ngươi vững bước mà đi tới Niết Bàn. ” Trích trong Giới bổn Tỳ Kheo. Câu na hàm mâu ni là đức Phật thứ hai đã ra đời trong cái Hiền Kiếp nầy, mà đức Thích Ca là Phật thứ tư vậy. Cái Hiền kiếp của chúng ta sẽ lần lượt thấy đủ 1.000 đức Phật ra đời.
Trong kinh Trường A hàm có chép rằng: Hồi thuở con người ta hưởng thọ ba muôn tuổi, Phật Câu na hàm mâu ni ra đời. Ngài là dòng Bà La Môn, họ Ca Diếp. Cha tên Đại Đức, mẹ, Thiện Thắng. Ngài ở thành Thiện Thắng, ngồi nơi cội cây Ô tạm Bà La Môn mà thuyết Pháp, độ cho 30 000 người. Đệ tử thị giả của ngài tên là An hòa tử Đạo sư (TôTrì).
Phật Câu na hàm mâu ni có truyền lại bài kệ nầy:
Phật bất kiến thân, tri thị Phật
Nhược thật hữu trì, biệt vô Phật.
Trí giả năng tri tội tánh không
Thản nhiên bất bố ư sanh tử
Diễn nôm:
Thân chẳng thấy, biết là thân Phật
Nếu biết rồi, thì Phật là không.
Người khôn biết tội tánh không
Thản nhiên chẳng sợ trong vòng tử sanh.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CÂU NA HÀM MÂU NI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận