Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CÂU NA LA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CÂU NA LA theo từ điển Phật học như sau:
CÂU NA LA
Kunala
Hay còn gọi Cu na la
Thái tử con vua A Dục (Acoka) hồi thế kỷ thứ ba trước dương lịch. Mẹ ngài là bà hoàng hậu Liên hoa (Phạn: Padmavati). Vua đặt tên ngài là Câu na la, vì cặp mắt ngài rất sáng, sáng như mắt chim Câu la na trên núi Hy mã lạp sơn(Himalaya). Còn Pháp danh của Thái tử là Pháp Tăng Phạn: Dharmavivardhana.
Thái tử lớn lên, cưới vợ con nhà quý phái, tên Chơn kim man (Phạn: Kâcacanamâla).
Một hôm, thái tử Câu na la đi với vua cha đến viếng Chùa Sư Thượng tọa biết rằng rồi đây thái tử sẽ bị nạn mù mắt, bèn nói với vua nên để cho thái tử thường đến chùa mà nghe Pháp. Vua ưng thuận. Sư Thượng tọa bèn giáo hóa cho thái tử, dạy ngài tham thiền về sự hư hoại của cặp mắt. Sư có mách rằng chừng nào thái tử gặp nạn mù mắt, chừng ấy ngài sẽ trả hết dư nghiệp.
Lúc ấy, bà phi sủng ái của vua A Dục là Đế thất la soa (Tisyaraksita) yêu thái tử vì cặp mắt của ngài, có tỏ tình với ngài. Nhưng thái tử chẳng khứng làm chuyện trái đạo lý. Bà đem lòng oán.
Nhơn khi dân chúng miền Bắc Ấn Độ ở thành Đắc xoa thi la xứ Càn đà la (Gandhâra) sanh loạn, vua bèn phái thái tử lên đó dẹp loạn và cai trị. Bà phi Đế thất la soa dùng ấn của vua đóng vào thánh chỉ, phái người lên thành Đắc xoa thi la mà móc cặp mắt thái tử và đuổi ngài đi.
Biết là dịp để cho mình trả xong nhơn quả, thái tử Câu na la vui lòng móc cặp mắt của mình. Ngài tham thiền, đắc quả Tu đà huờn và đắc luôn quả Tư đà hàm, ngài cũng được mắt huệ nữa.
Vợ ngài lên miền Đắc xoa thi la, gặp ngài, vợ chồng dắt nhau vừa xin ăn, vừa đi lần về Kinh đô Hoa thị (Pataliputra).
Chẳng tiện giáp mặt vua, thái tử vừa đờn vừa ca, thuật nông nỗi gian truân của mình. Vua A Dục nghe lấy làm đau đớn, đòi thái tử vào, nhìn biết con mình và hay ra sự độc ác của bà phi Đế thất la xoa. Vua ra lịnh xử thiêu nàng trên giàn hỏa, mặc dù thái tử đã hết lòng can gián.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CÂU NA LA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận