Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KIẾT TƯỜNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KIẾT TƯỜNG theo từ điển Phật học như sau:
KIẾT TƯỜNG
KIẾT TƯỜNG; S. Svastika
1. Kiếp (cát): Tốt, trái với hung. Tường: điềm tốt lành, sự tốt lành.
2. Tên người phát cỏ, dâng Phật thảm bằng cỏ làm chỗ ngồi để Phật ngồi thiền và chứng đạo. Chữ Vạn, tiếng Phạn là svastika, cũng có nghĩa là kiết tường. Nó biểu trương cho các sự lành. Trên ngực Phật có dấu chữ Vạn. Trên tường nhà chùa, tháp cũng thường có dấu chữ Vạn. Chữ vạn của nhà Phật đứng thẳng còn chữ vạn của nhà độc tài Hítle thì nằm nghiêng. Ở chùa mà viết chữ Vạn nằm nghiêng là sai.
Kiểu ngồi kiết già cũng gọi là kiểu ngồi kiết tường.
3. Tên một vị nữ thần theo huyền thoại Ấn Độ giáo chuyên làm những điều vui, điều lợi cho chúng sinh. Anh của bà chính là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, một trong bốn vua Trời trấn giữ bốn phương. Tỳ Sa Môn Thiên Vương trấn giữ phương Bắc. Ba vua kia trấn giữ các phương Nam, Đông, Tây.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KIẾT TƯỜNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận