Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SƯ TỬ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SƯ TỬ theo từ điển Phật học như sau:
SƯ TỬ
SƯ TỬ; S. Simha
Con sư tử, vua các loài thú.
SƯ TỬ ÂM; S. Simhaghosa
Tiếng nói, tiếng rống của con sư tử. Ví với tiếng nói của Phật. sư tử âm còn là danh hiệu của một vị Phật, có đất nước ở phía đông nam của thế giới chúng ta.
SƯ TỬ GIÁP; S. Siahahanu
Tên một vị vua sinh ra vua Tịnh Phạn, ông nội của Phật Thích Ca.
SƯ TỬ HỐNG
Tiếng rống của con sư tử làm cho tất cả mọi con dã thú khác đều phải kinh sợ. Ví với tiếng nói thuyết pháp của Phật, làm cho tất cả ngoại đạo phải im tiếng.
SƯ TỬ QUANG; S. Simharami
Tên một vị luận sư Ấn Độ, sống vào khoảng năm 630 TL, chống đối mạnh mẽ học phái Du già Duy Thức.
SƯ TỬ QUỐC
Nước sư tử (Sri Lanka hiện nay). Theo truyền thuyết, vương quốc Sư tử do một thương gia Ấn Độ, tên Simha (sư tử) chinh phục và thành lập, sau khi chiến thắng tất cả các loài quỷ thống trị ở trên đảo).
SƯ TỬ TÒA; S. Simhasana
Từ ví dụ. Chỗ ngồi con sư tử, ví với chỗ ngồi thuyết pháp của Phật.
SƯ TỬ TÔN GIẢ; S. Aryasimha
Cao Tăng Ấn Độ, dòng Bà-la-môn, sinh quán ở Trung Ấn, là Tổ thứ 23 của Phật giáo Ấn Độ, theo một truyền thuyết của Thiền tông Trung Hoa. Bồ Đề Đạt Ma là tổ 28.
SƯ TỬ TRỤ; S. Harivarman
Luận sư Ấn Độ, tác giả bộ “Thành Thực Luận” (S. Satyasiddhi sastra).
SƯ TỬ VƯƠNG
Cg, sư tử Khải. Vua sư tử. Vd, vua sư tử ví với Phật.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SƯ TỬ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận