Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CÂU SINH CHƯỚNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CÂU SINH CHƯỚNG theo từ điển Phật học như sau:
CÂU SINH CHƯỚNG
倶 生 障; C: jùshēng zhàng; J: kushōshō;
Nghiệp chướng phát sinh đồng thời hoặc nghiệp chướng bẩm sinh. Thuật ngữ thường dùng trong Du-già hành tông. Nghiệp chướng sinh khởi cùng với tâm thức. Khi chấp vào ngã, thì có sự chấp trước do phân biệt một bản ngã trong tâm. Nên ngay khi có ý định kềm chế niệm tưởng phân biệt này, thì có một niệm chấp trước sinh khởi đồng thời với Ngã (chấp). Cho dù người ta cố gắng không để cho niệm tưởng phân biệt ấy sinh khởi và cố gắng uốn dẹp Ngã kiến, nhưng vẫn có một niệm chấp vào ngã sinh khởi. Đây được gọi là »sinh khởi đồng thời với tâm thức«. Chấp trước này sinh khởi trong thức thứ 7 cũng như thức thứ 6. Chủng tử phát sinh từ chướng này khác với những chủng tử phát sinh bởi »phân biệt chướng« (分 別 障). Vì Phân biệt chướng được trừ diệt khi hành giả giác ngộ lí nhân duyên, nó được trừ sạch ngay khi đạt đến giai vị Kiến đạo. Tuy vậy, Câu sinh chướng là tập khí nhiều đời, thế nên dù hành giả là người đã hiểu đạo, nghiệp chướng vẫn sinh khởi. Nên khi tập khí đã sinh khởi, hành giả phải thường xuyên quán sát lí duyên sinh để diệt trừ câu sinh chướng này. Xem thêm Câu sinh khởi (倶 生 起). Còn gọi là Câu sinh phiền não (倶 生煩 惱).
Theo từ điển Phật học Đạo Uyển
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CÂU SINH CHƯỚNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận