Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠI THIỆN ĐỊA PHÁP trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠI THIỆN ĐỊA PHÁP theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠI THIỆN ĐỊA PHÁP
ĐẠI THIỆN ĐỊA PHÁP
Chỉ cho mười pháp thiện trong Luận Câu Xá:
1. Tín: đức tin (A. Faith)
2. Cần: siêng năng (A. zeal)
3. Xả: không vướng mắc (A. renunciation).
4. Tàm: xấu hổ đối với lỗi lầm của mình (A. shame for one’s own sin). Có sách giải thích là do lỗi lầm của mình mà xấu hổ đối với tự thân.
5. Quý: xấu hổ đối với lỗi lầm của người khác (A. shame for another’s sin) nhưng có sách giải thích là do lỗi lầm của mình, mà xấu hổ đối với người khác.
6. Không tham
7. Không sân giận
8. Không phiền hại người và vật (A. no harm; H. Bất hại)
9. Khinh an (A. calmness)
10. Không buông thả, nghĩa là tự chủ (A. self-control; H. Bất phóng dật). Từ địa có nghĩa là đất, là chỗ dựa của các điều thiện khác, là nơi sinh trưởng nhiều thiện pháp khác.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠI THIỆN ĐỊA PHÁP tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận