Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KIM CƯƠNG KINH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KIM CƯƠNG KINH theo từ điển Phật học như sau:
KIM CƯƠNG KINH
KIM CƯƠNG KINH
Tên thật của kinh “Năng đoạn Kim cang (cương) Bát Nhã Ba La Mật”, là kinh rút gọn của bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, một kinh đại thừa thuộc hệ thống Bát Nhã. Thiền Trung Hoa kể từ Huệ Năng Lục tổ, xem kinh này là căn bản của Thiền Tông. Bản kinh được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam là do Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch. Nôi dung kinh này đề cao cái Không tuyệt đối của Đại thừa, Cg. Tính Không hay Cg. Trung Đạo. Cần phân biệt tóm tắt có ba Không:
1. Cái không thông thường, đối đãi với cái có, hết có gọi là không.
2. Cái không theo Tiểu thừa quan niệm, do quán lẽ vô thường, biến hoại, như xét thân này mặc dù hiện tại là có, nhưng tương lai sẽ mất nên nói là thân không. Ấy là “không” trên phương diện thời gian. Hai không này đều tương đối.
3. Không của Đại thừa, mà Kinh Kim Cương là tiêu biểu, là cái không tuyệt đối, cái không ở ngay nơi cái đang hiện hữu, thấy nó chỉ là giả hợp (giả danh) vì do nhiều yếu tố (duyên) hợp thành, như “đống cát” là không, giả danh (chỉ tạm gọi là “đống cát”), vì khi gió thổi cát bay qua mỗi nơi mỗi bạt thì không còn cái gì gọi là “đống cát”. Mọi sự vật khác trong vũ trụ, kể cả con người, cũng đều như thế. Kinh dạy, “các pháp hữu vi đều như mộng, như huyễn, như bọt nước, như bóng, như sương móc, như điện chớp. Hãy quan sát như vậy”. Nhưng nếu chỉ quan sát mọi vật là “không”, là “giả danh” thì có thể rơi vào vô vi bất động, tiêu cực, nên phải có một tầng quan sát nữa mới thực gọi là Đại thừa, ấy là “Trung đạo”. Từ căn bản giả, không, phải đi vào trung đạo làm hết thảy việc (lành) mà không chấp trước quả báo (vì đã thấy rõ các tướng chỉ là hư vọng), đó là các hành động mà Kinh đề xướng: “Ưng vô sở trú nhi sinh kỳ tâm” (không bám víu vào chỗ nào khi phát tâm). Làm tất cả mọi việc (lành) mà không thấy mình (vô ngã).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KIM CƯƠNG KINH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận