Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BẠCH Y PHÁI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BẠCH Y PHÁI theo từ điển Phật học như sau:
BẠCH Y PHÁI
S : Svetambara.
Một chi của phái Ki- na giáo Ấn Độ. Vì giáo đồ môn phái ấy mặc áo trắng tượng trưng cho sự liêm khiết, nên có tên này. Nhưng tín đồ Phật giáo gọi là Bạch y ngoại đạo.
Tương truyền, Tổ thứ hai mươi bốn của Kì-na giáo là Ni- kiền tử qua đời hơn 200 năm, trong giáo đồ có sự tranh chấp về vấn đề dùng hay không dùng áo trắng quấn quanh mình. Mỗi bên đều chấp theo ý mình khiến cho phái này bị phân hoá thành 2 phái trong vòng 1 thế kỉ. Phái Bạch y tôn trưởng lão Thánh-phổ-đức-vĩ-ca-á (S : Sambhutavijaya) làm thượng thủ và phái Thiên y (Digambara) tôn trưởng lão Ba-đức-la-ba-hồ (s : Bhadrabahu) làm thượng thủ. Tông chỉ của phái này quan niệm nhân sinh là khổ và tu khổ hạnh để diệt nghiệp nhân đời trước. Họ chủ trương không gây tạo các nghiệp của thân, không khởi ra các lậu để cầu chứng ngộ, đạt được giải thoát. Ngoài việc tu khổ hạnh, phái bạch y còn chủ trương nam nữ bình đẳng. Nghi thức tôn giáo của họ cử hành giới hạn trong tự viện Kì-na- giáo. Mỗi giáo đồ được mang theo 1 áo dài trắng, 1 bát, 1 phất trần và một khẩu trang để ngừa vi trùng vào miệng. Phái này có ảnh hưởng lớn ở địa phương Mysore, Nam Ấn Độ.
Điều Tăng- ha-bổ-la quốc, luận Dại Trí Dộ 68, lấy Cầu lạc và Khổ hạnh mà phân biệt chỗ khác nhau của 2 phái Bạch y và Thiên y. Phái Bạch y cầu lạc nên cất chứa nhiều y (Nước Tăng-ha-bổ-la ở Bắc Ấn Độ là nơi mà Bổn sư của phái Bạch y hoằng truyền giáo pháp đầu tiên). Trong Dại Dường Tây Vực Kí 3, ghi : ‘Giáo đồ của họ tu khổ hạnh, giới luật oai nghi rất giống pháp của chư tăng ; họ còn lại ít tóc, không mặc y phục hoặc nếu có mặc thì dùng màu trắng cho khác biệt’.
Tứ Phần Luật Hành Sự Sao Tư Trì Kí, thượng, Phần 1, lấy nghĩa ‘Hữu’ và ‘Vô’ để luận về chỗ khác nhau của hai phái này thì phái Bachi y chấp Hữu. Sau khi Phật pháp hưng thịnh, phái Bạch y dần dần bị suy vi, chỉ còn hoạt động ở vùng Tây Nam Ấn Độ. Đến thế kỉ XI, XII, khi Phật giáo bị tín đồ Hồi giáo phá hoại đến suy i thì phái này mới bắt đầu vãn hồi thế lực, tiến đến dung hợp với Ấn -độ giáo và sùng bái Thấp-bà, Tì-thấp-nô v.v…
Thời xưa, phái Bạch y phân chia đến 84 bộ phái, phái sùng bái tượng Tổ sư đặc biệt có phái Tháp-ba (S : Tapa), phái Ka-la-tháp-la (S : Kharatara), phái An-khế-la (S : Ancara) v.v… khoảng thế kỉ XV, từ phái Bạch y tách ra phái Tư-đặc-na-ngoã-tây (S : Sthanaka-vasi) đề xướng phục cổ, bài xích việc sùng bái hình tượng. Ngoài ra còn có phái Mục-nhĩ-để-bố-trác (S : Murtipuja), phái Đắc-la-bát-đề (S : Terapan-thi) v.v… về sau thế lực của họ bị phân tán do chia rẽ nội bộ.
Theo : Tạp A-hàm 21 ; Kinh Kiềm Ni 25; kinh Khổ Âm 52 ; Kinh Châu Na ;Trung A-hàm 4 ; Kinh Thanh Tịnh , Trường A-hàm 12 ; Tăng Nhất A-hàm 35 ; Luận Du-gì Sư Địa 7 ; Luận Hiển Dương Thánh Giáo 10.
Xem : Thiên Y Phái, Kỳ Na Giáo.
Từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BẠCH Y PHÁI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận