Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KINH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KINH theo từ điển Phật học như sau:
KINH
KINH;
A. A warp, that which runs lengthwise. Laws, classics canons. S. Sutra.
nghĩa đen là sợi tơ thẳng, xuyên suốt. Sách Phật gọi là kinh, vì chúng có tác dụng xuyên suốt lời dạy của Phật, giữ vững không để mất đạo lý của Phật dạy, trên thì phù hợp với đạo lý, dưới thì phù hợp với trình độ người nghe. Kinh Phật sỡ dĩ gọi là khể kinh, vì chúng khế hợp với đạo lý do Phật dạy đồng thời cũng khế hợp với căn cơ người nghe.
Kinh Phật thường bắt đầu bằng các chữ “Như thị ngã văn” (như vậy tôi nghe). Tôi ở đây, chỉ ông A Nan, người trực tiếp nghe lời Phật thuật lại. Câu ấy xác nhận lời trong kinh chính là lời Phật nói.
Sách Nho cũng gọi là Kinh, năm quyển: Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu.
Ba tạng kinh điển gồm có: Kinh tạng, ghi lại những giới luật làm khuôn phép sinh hoạt và học cho tu sĩ; luận tạng, gồm các bộ luận do các luận sư, đệ tử Phật trình bày, giải thích một cách có hệ thống và theo chiều sâu giáo lí đạo Phật.
Các bài thuyết pháp của đức Phật được sưu tập lại là Kinh. Toàn bộ Kinh Phật hợp lại thành Tạng Kinh (S. Sutrapitaka).
Kinh tạng Pali của Phật giáo Nam tông gồm có năm sưu tập lớn:
1. Trường bộ Kinh (Digha Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp dài.
2. Trung bộ Kinh (Majjiima Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp dài trung bình.
3. Tương ưng bộ Kinh (Samyutta ¬¬Nikaya), bao gồm các bài kinh sắp xếp theo đề tài.
4. Tăng chi bộ Kinh, (Anguttara Nikaya) bao gồm các bài kinh sắp xếp theo pháp số. Vd. Những bài kinh nói về một pháp, nói về hai pháp, v.v…
5. Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), gồm 15 bộ kinh xưa nhất, trong đó có cuốn Kinh Pháp Cú (Dhammapada) rất nổi tiếng, thường được xem như cuốn Thánh kinh Phật giáo.
Toàn bộ Kinh tạng Nam Tông đã được dịch từ chữ Pali sang tiếng Việt và được xuất bản nhiều lần.
Phật pháp Bắc tông nghiên cứu các Kinh Đại Thừa, trong đó những bộ quan trọng nhất đã được dịch từ chữ Sanskrit sang chữ Hán:
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, (Saddharma Pundarika sutra);
Kinh Kim Cương (Vajra Sutra);
Kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn (Huyền Trang dịch).
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajna paramita hrdaya sutra);
Kinh Duy Ma Cật. (Vimalakirti sutra);
Kinh A Di Đà v.v… (Amitabha Sutra).
Các Kinh điển nguyên thủy bằng chữ Sanskrit gồm có các bộ A Hàm, Trung A Hàm, Tăng nhất A Hàm và Tạp A Hàm (tương đương với các Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tương Ưng bộ Kinh, Tăng chi bô Kinh và tiểu bộ Kinh thuộc văn hệ Pali.
KINH BỐI
Bối là tụng. Tụng kinh có ngữ điệu, ngân nga lên xuống. Bối cũng có nghĩa lá bối. Vì ngày xưa, kinh Phật chép trên lá bối, cho nên gọi là kinh bối.
KINH ĐIỂN
Danh từ chỉ kinh Phật nói chung, kể cả Luật tạng và Luận tạng.
KINH GIA
Người chuyên sưu tập các kinh điển Phật giáo và thông thạo Kinh Phật.
KINH GIÁO
Giáo lý chứa đựng trong kinh điển Phật.
KINH GIỚI
1. Kinh Phật và giới luật Phật.
2. Những giới luật được nói đến trong các kinh Phật.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KINH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận