Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ MƯỜI HAI HẠNH ĐẦU ĐÀ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ MƯỜI HAI HẠNH ĐẦU ĐÀ theo từ điển Phật học như sau:
MƯỜI HAI HẠNH ĐẦU ĐÀ
MƯỜI HAI HẠNH ĐẦU ĐÀ
Có sách Phật ghi 12 hạnh đầu đà như sau:
1. Áo làm bằng mảnh vải rách khâu lại (hiện nay, chúng ta thấy có một số tăng sĩ thuộc hệ phái khất sĩ ở miền Nam Việt Nam, mặc áo vàng làm bằng hàng chục mảnh vải khâu lại, có thể là biểu trưng cho hạnh đầu đà này).
2. Chỉ dùng ba bộ áo.
3. Khất thực mà ăn (hiện nay, các sư ở những xứ theo [tr.426] Phật giáo Nam Tông vẫn giữ hạnh này).
4. Chỉ ăn một bữa vào giờ ngọ (trưa), hoặc ăn bữa sáng (lót dạ) và bữa trưa. (Hiện nay các sư Nam tông vẫn theo hạnh này, nhưng họ không ăn chay. Trái lại, các sư Bắc Tông thì ăn cả bữa tôi nhưng lại ăn chay).
5. Không giữ tiền bạc, hay chỉ giữ một số của cải tiền bạc rất hạn chế.
6. Sống độc cư.
7. Sống trong nghĩa địa.
8. Sống dưới gốc cây.
9. Sống ngoài trời.
10. Không có chỗ ở nhất định.
11. Ngồi ngủ, không nằm ngủ.
Hạnh 4 chia làm hai cho nên thành 12 hạnh: a, ăn mỗi ngày một hay hai bữa (sáng và trưa); b, Không ăn ngoài giờ quy định.
Khi Phật còn tại thế, ông Ca Diếp là người tu hạnh đầu đà một cách nghiêm túc nhất. Ông được xưng tôn là “đầu đà đệ nhất”. Đời Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng tu hạnh đầu đà và được gọi là Hương Vân đầu đà.
Hạnh đầu đà không phải là hạnh bắt buộc đối vỡi mọi tu sỹ. Khi Phật còn tại thế, tu sỹ thừng ở thành chúng, thành đoàn thể. Số tu sỹ sống và tu cô độc một mình như ông Ca Diếp chỉ là số ít.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với MƯỜI HAI HẠNH ĐẦU ĐÀ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận