Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGÔ THỜI NHẬM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGÔ THỜI NHẬM theo từ điển Phật học như sau:
NGÔ THỜI NHẬM
NGÔ THỜI NHẬM
Tự là Hy Doãn, con trai danh nho Ngô Thời Sĩ. Người làng Tả Thanh Oai (tục gọi là làng Tó, huyên Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ, nay là tỉnh Hà Tây).
Đỗ tiến sĩ dưới triều Lê Hiển Tông (1740-1786) được chúa Trịnh Sâm cử giữ chức quan Tùy Giản, dạy thái tử Trịnh Khải.
Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, Ngô Thời Nhậm được tiến cử làm mưu thần cho Nguyễn Huệ. Ông đã có công lớn giúp Nguyễn Huệ đánh tan quân Mãn Thanh, và sau chiến thắng, lại khéo dùng tài ngoại giao, tránh được nạn chiến tranh tái diễn với Mãn Thanh.
Vua Quang Trung đã đánh giá tài ngoại giao của Ngô Thời Nhậm như sau: “Ngòi bút của Ngô Thời Nhậm có sức mạnh phi thường, ngăn được 20 vạn quân sĩ nhà Thanh.”
Khi nhà Tây Sơn suy tàn, Ngô Thời Nhậm buồn rút lui về thiền viện (nhà riêng) tại phường Bích Câu, viết tập “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” (Tập này đã được Ban Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam dịch và xuất bản năm 1978).
Khi Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc, Ngô Thời Nhậm bị bắt, và bị đánh chết tại Văn Miếu (7/3/1803).
Ngô Thời Nhậm học rộng, lịch lãm nhiều, là nhà văn, nhà thơ, đồng thời cũng là một nhà Phật học xuất sắc.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGÔ THỜI NHẬM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận