Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BẢN TRIỀU CAO TĂNG TRUYỆN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BẢN TRIỀU CAO TĂNG TRUYỆN theo từ điển Phật học như sau:
BẢN TRIỀU CAO TĂNG TRUYỆN
Truyện kí Phật giáo, 75 quyển, do Vạn Nguyên Sư Man thuộc tông Lâm Tế Nhật Bản soạn vào năm 1702.
Sách này được viết phỏng theo Lương Cao Tăng Truyện, Đường Cao tăng Truyện và Tống Cao Tăng Truyện của Trung Quốc. Nội dung gồm truyện ki về hơn 1.600 vị danh tăng của các tông, từ thời thượng cổ Khâm Minh Thiên Hoàng (540-570) trở về sau hơn 1.200 năm.
Đầu tiên, tác giả soạn Diên Bảo Truyền Đăng Lục (41 quyển) vào năm 1678, nội dung gồm truyện kí của một nghìn vị Thiền tăng. Về sau, khi biên tập lại sách này, Sư chép thêm hành trạng của các bậc cao đức, danh lạp ở 2 môn Thiền và Giáo mà làm thành bộ Bản Triều Cao Tăng Truyện. Sách được bố cục thành 10 chương : Pháp Bản, Tịnh Huệ, Tịnh Thiền, Cảm Tiến, Tịnh Luật, Đàn Hưng, Tịnh Nhẫn, Viễn Du, Độc Tụng, Nguyên Tạp.
Đây là một tác phẩm có uy tín trong thể loại Tăng truyện Nhật Bản và là một tư liệu không thể thiếu khi nghiên cứu Phật giáo sử Nhật Bản.
Ngoài ra, sau này còn có Tục Nhật Bản Cao Tăng Truyện (11 quyển) do Tế Xuyên Đạo Khế (1816-1876) soạn. Hai bộ tăng truyện này đều được đưa vào Đại Nhật Bản Toàn Thư 102, 103.
Từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BẢN TRIỀU CAO TĂNG TRUYỆN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận