Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ CĂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ CĂN theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ CĂN
NGŨ CĂN
Căn là gốc rễ, là căn bản. Ngũ căn này là năm món căn bản để phát sanh tất cả các thiện pháp, bao gồm như sau :
1. Tín căn : Tin pháp Tứ Diệu Đế và ba mươi phẩm trợ đạo… là những giáo lý chân thật.
2. Tấn căn : Tinh tiến cầu đạo, quyết không bao giờ thối chuyển đạo tâm.
3. Niệm căn : Tâm thường suy nghĩ đến đạo lý trên, không khởi ra những tư tưởng tạp nhiễm.
4. Định căn : Tâm thường chánh niệm, không cho vọng tưởng dấy khởi tán loạn.
5.Tuệ căn : Quán sát nghĩa lý Tứ Diệu Đế là con đường đi đến bờ giác ngộ.
Lại nữa thân người ta cũng có năm căn ấy là năm cơ quan phát sanh mọi sự việc:
1. Nhãn căn : Là con mắt, nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc, tức là mọi vật hữu hình.
2. Nhĩ căn: Là lỗ tai nghiệp dụng của nó hay nghe tất cả các thứ tiếng.
3. Tỷ căn : Tức là cái mũi nghiệp dụng của nó hay ngửi các mùi thơm và hôi.
4. Thiệt căn : Tức là cái lưỡi, nghiệp dụng của nó nếm các mùi vị và nói năng kêu gọi
5. Thân căn : Thân thể, chữ thân có hai nghĩa: tích tụ các bộ phận và chỗ nương cho các căn, nghiệp dụng của nó duyên xúc trần, như nặng hoặc nhẹ, trơn hoặc nhám, mềm hoặc cứng…
Lại có năm thứ căn:
1. Thủ căn : Tức là căn của cánh tay.
2. Cước căn : Tức là căn của chân.
3. Khẩu thinh văn : Tức là căn miệng nói.
4. Nam căn : Căn của đàn ông tức dương vật.
5. Nữ căn : Căn của đàn bà tức là âm vật.
Ngũ căn ấy cũng kêu là : ngũ nghiệp căn, vì người ta dùng năm căn ấy tạo ra nghiệp luân hồi sanh tử. Nếu phàm phu không sớm điều phục năm căn này thì muôn kiếp trầm luân trong lục đạo, lăn lóc mãi trong ba cõi.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ CĂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận