Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHÁNH ĐỊNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHÁNH ĐỊNH theo từ điển Phật học như sau:
CHÁNH ĐỊNH
Samyak Samãdhi
Sự thiền định chơn chánh của nhà tu học chánh thống quyết đắc Đạo, Giải thoát. Chánh định là con đường cao rốt trong Bát Chánh đạo. Trái với: Tà định, Bất chánh định. Sự tu Chánh định có rất nhiều từng bực, nhưng đại để gom vào hai bực:
Bậc ở trong cảnh Định gần (Ba lỵ: Upacara Samadhi) lo trừ lần vào những mối tham, sân, si.
Bậc ở trong cảnh Định cao (Ba lỵ:Appana Samadhi) nhập những cảnh: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền và cao hơn nữa.
Về Tiểu Thừa, bậc Chánh định đắc lần từng quả: Tu đà huờn, Tư đà hàm, A na hàm, A La Hán hay là Duyên giác.
Về Đại Thừa, bậc Chánh định đắc lần từng quả vị trong Thập địa của Bồ Tát, cho đến quả rốt ráo là quả Phật Thế Tôn.
Do Thiểu dục mà được Tinh tấn. Do Tinh tấn trì Giới mà được Chánh niệm. Do Chánh niệm mà được Chánh định. Do Chánh định mà được Chánh huệ. Do Chánh huệ mà được Giải thoát. Đó là các trình độ tu chứng chung cho cả Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHÁNH ĐỊNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận