Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHÁNH KIẾN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHÁNH KIẾN theo từ điển Phật học như sau:
CHÁNH KIẾN
Samyak droti
Ý kiến chơn thật, chỗ thấy (sự quan sát) chánh đáng, không có ý tà khúc, điên đảo. Cũng viết: chánh tri kiến. Trái với: tà kiến.
Chánh kiến là điều thứ mười trong Thập thiện.
Tà kiến là điều thứ mười trong Thập ác.
Chánh kiến có hai thứ: về thế gian và xuất thế gian, tức là có chánh kiến hữu lậu và có chánh kiến vô lậu.
Chánh kiến là một trong Bát chánh đạo. Bực đắc cái chánh kiến nhận thấy rằng thế giới và vạn vật đều là:
Vô thường: không trường tồn, nay vầy mai khác, biến chuyển luôn luôn.
Vô lạc: không có chi gọi là vui sướng, toàn là khổ não.
Vô ngã: không thật, chỉ là giả hiệp thôi.
Vô tịnh: không có chi là tinh sạch.
Đó là chánh kiến hữu lậu.
Đắc cái chánh kiến đó, bèn lo thoát mình ra khỏi vòng luân hồi khổ não, trông lên nền Chơn lý giải thoát.
Đó là Chánh kiến vô lậu
Tuy vậy, Chánh kiến theo Bát Chánh đạo, còn là Chánh kiến Tiểu Thừa, chỉ thấy chỗ Vô thường. Vô lạc, Vô ngã, Vô tịnh của các pháp hữu vi mà thôi. Hãy tấn lên mức Chánh kiến Đại Thừa, nhà tu hành sẽ thấy lẽ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của các pháp. Được cái Chánh kiến nầy, mình thấy rằng tất cả chúng sanh, tất cả các pháp đều có Phật tánh, Chơn như. Và cái mục đích của bực người Chánh kiến là quyết thành Phật.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHÁNH KIẾN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận