Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC VÔ VI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC VÔ VI theo từ điển Phật học như sau:
LỤC VÔ VI
LỤC VÔ VI
Phạn : Sạdasamskrta.
Sáu pháp Vô vi giả lập do y cứ vào thức biến và pháp tánh, là 1 trong 5 vị, 6 pháp trong 100 pháp của Tông Duy Thức.
1. Hư không vô vi : Chân như hiển hiện do xa lìa phiền não chướng, Sở tri chướng. Chân như này không có chướng ngại, giống như hư không.
2. Trạch diệt vô vi : Chân lý hiển bày do xa lìa sự trói buộc của tất cả hữu lậu. Đây là việc y cứ vào việc đoạn chướng mà đặt tên. Trạch diệt nghĩa là xa lìa sự trói buộc.
3. Phi trạch diệt vô vi : Đại thừa cho rằng tự tánh của chân như xưa nay thanh tịnh, lìa các tạp nhiễm, chẳng phải do sức chọn lựa của trí vô lậu, nên gọi là Phi trạch diệt vô vi. Còn theo sự giải thích chung của Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, thì pháp hữu vi thiếu duyên, nên không sanh, nếu cái không sanh này diệt thì chân lý hiển bày, cũng chẳng phải do sức chọn lựa của trí vô lậu, nên gọi là phi trạch diệt vô vi. Của trí vô lậu, nên gọi là Phi trạch diệt vô vi.
4. Bất động vô vi : Vô vi hiển hiện ở đệ tứ thiền. vì cảnh giới này chỉ có xả thọ mà không có khổ thọ và lạc thọ, nên gọi là Bất động. Ở trong cảnh diệt khổ thọ, lạc thọ mà hiển hiện chân lý tịch tĩnh, nên gọi là Bất động vô vi.
5. Tưởng thọ diệt vô vi : Vô vi hiển hiện trong Diệt tận định. Vì trong định này tâm tưởng của 6 thức và khổ thọ, lạc thọ đều diệt tận.
6. Chân như vô vi : Pháp vô vi chân thật thường Như, không hư vọng biến đổi.
Trong 6 vô vi, 5 vô vi trước là giả danh để giải thích rõ tướng của pháp tánh, còn vô vi thứ 6 là giả danh để giải thích thể của pháp tánh.
Sáu vô vi do thức biến, nghĩa là từng nghe nói đến tên hư không, vì do sức thường huân tập, nên biểu hiện ra các tướng vô vi giống như hư không. Tương sở hiện này trước sau giống nhau, không biến đổi, cho nên giả nói là thường.
Ngoài ra, tông Duy Thức còn chia Chân như vô vi thành 3 thứ : Thiện pháp chân như, Bất thiện pháp chân như và Vô ký pháp chân như, cộng với 5 loại vô vi trước thành 8 vô vi.
Theo : Luận Thành Duy Thức 2; Thành Duy Thức Luận Thuật Ký 2, phần cuối; Bách Pháp Vấn Đáp Sao 9.
Xem : Vô Vi.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC VÔ VI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận