Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHÁNH NGỮ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHÁNH NGỮ theo từ điển Phật học như sau:
CHÁNH NGỮ
Samayak vac
Lời nói chơn chánh thật tình của hàng đệ tử Phật Thánh. Chánh ngữ là cách hành đạo thứ ba trong Bát chánh đạo. Người xuất gia và tại gia, kẻ tu hành Đại Thừa và Tiểu Thừa đều phải giữ hạnh Chánh ngữ. Chánh ngữ có bốn thể cách:
Không vọng ngữ: Không nói láo, không nói quấy, không nói sai sự thật.
Không ác khẩu: Không nói dữ, không chửi rủa, không thề thốt.
Không ỷ ngữ: Không dùng môi miệng chuốt ngót và dụ dỗ người, không dùng cách ngọt ngào giả dối, không dùng lời trêu ghẹo bóng bẩy mà làm cho người ta yêu, thích mình. Không lưỡng thiệt: Không nói đâm thọc cho người khác giận nhau, không bợ đỡ trước mặt, gièm siểm sau lưng.
Trái lại, lúc nào cũng an trụ trong Đạo lý mà nói năng một cách chơn thật, êm ái, chánh đáng, hiền hòa. Lại còn đem phương tiện mà giáo hóa người nữa. Chánh ngữ lại là tên một vị Tỳ Kheo đại đệ tử của Phật. Đọc theo Phạn: Át Bệ, A thấp phước nhị (Asvajit), dịch nghĩa: Chánh ngữ, Mã Thắng, Điều Mã, Mã sư (Xem: Át Bệ).
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHÁNH NGỮ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận