Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠO GIÁO NGUYÊN LƯU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠO GIÁO NGUYÊN LƯU theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠO GIÁO NGUYÊN LƯU
Tên cuốn sách chữ Hán của cao tăng Việt Nam là An Thiền, trụ trì chùa Bồ Sơn (Bắc Ninh), năm 1845, có kèm theo bản giải thích chữ Nôm (hiện có bản lưu ở Thư viện Khoa học Xã hội –Hà Nội).
Cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” có một chương với tiêu đề “Thích Ca giáo”. Trong đó có nhiều sử liệu Phật giáo Việt Nam như: Các bản gỗ của Kinh Phật ở Việt Nam. (Bổn quốc thiền môn kinh bổn):
– Bước đầu thiền học ở Việt Nam (Đại Nam Phật pháp)
– Các tháp Phật ở Việt Nam (Đại Nam Phật pháp)
– Các cao tăng đời Tiền Lê (Lê triều danh tăng)
– Các cao tăng đời Lý (Lý triều danh đức)
– Các cao Tăng đời Trần (Trần triều danh đức)
– Tì-ni-đa-lưu-chi truyền pháp.
– Tuyết Đậu truyền pháp.
Chương cuối nói về các truyện thần bí của một số nhà sư Việt Nam.
ĐẠO HÀNH
Hành đạo, tu đạo theo đúng giáo lý Phật. Tức là sống nghiêm túc theo đúng giới luật.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠO GIÁO NGUYÊN LƯU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận