Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM TẾ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM TẾ theo từ điển Phật học như sau:
TAM TẾ
TAM TẾ
Tam tế đối với lục thô mà gọi, về chỉ mạt vô minh (vô minh nhánh nhóc) có sáu thứ tướng thế trọng gọi đó là lục thô. Căn bản vô minh (vô minh cội gốc) có ba tướng trọng rất vi tế nên gọi là Tam tế.
1. Vô minh nghiệp tướng : Nghiệp có nghĩa là động tác. Động tác ban đầu của chơn tâm lẫn lộn vô minh. Làm cho thân tâm mờ tối trước lý “Nhất pháp giới bình đẵng thanh tịnh” tướng trạng mờ tối đó gọi là “Tướng vô minh nghiệp” từ vô minh nghiệp này sanh khởi tướng “năng kiến”
2. Năng kiến tướng : Năng kiến tướng tức là phần chủ thể phân biệt. Mà khi đã có chủ thể phân biệt tất nhiên có đối tượng phân biệt là “Cảnh giới phân biệt”
3. Cảnh giới phân biệt : Tức là đối tượng phân biệt của năng kiến tướng, đó là núi, sông, cây cỏ, hữu tình… các loại chúng sanh.
Trong Tam tế tướng, tướng vô minh nghiệp thuộc thể, tướng năng kiến và tướng cảnh giới là dụng, thể dụng không lìa nhau, một thời đủ ba tướng. Ba tướng này có chỗ còn gọi là nghiệp tướng, chuyển tướng và hiện tướng.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM TẾ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận