Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HỎA QUANG TAM MUỘI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HỎA QUANG TAM MUỘI theo từ điển Phật học như sau:
HỎA QUANG TAM MUỘI
HỎA DIỆM TAM MUỘI
Một phép định, khiến từ trong thân phát ra lửa. Khi Phật hàng phục con độc long (rồng ác) của ba anh em ông Ca Diếp thờ thần lửa, Phật đã dùng phép định này. Các vị A-la-hán thường nhập định này để tự thiêu. Cg = hỏa quang tam muội hay hỏa sinh tam muội.
HỎA ĐỊNH
Một phép tam muội, một loại thiền định, có thể khiến thân người phát ra lửa.
HỎA GIÁO
Đạo thờ thần Lửa. Một đạo giáo phát triển mạnh ở Ấn Độ và Ba Tư trước khi có Phật giáo.
Theo truyền thuyết thì Ma Ha Ca Diếp, một vị đệ tử lớn của Phật vốn là theo đạo Thần Lửa trước khi giác ngộ theo Phật.
HỎA PHẦN ĐỊA NGỤC
Phần là đốt cháy. Chúng sinh trong địa ngục này bị lửa thiêu đốt.
HỎA QUANG TAM MUỘI
Một loại thiền định, trong đó thân người hành thiền phát ra lửa. Cg = Hỏa diễm ta muội hay hỏa định.
HỎA TAI
Một trong ba nạn lớn, thường xảy ra vào thời kỳ hoại diệt của một thế giới. Hai tai nạn kia là thủy tai (lụt lớn) và phong tay (gió bão lớn). Tất nhiên, đây là những thiên tai lớn, ảnh hưởng tới cả thế giới, vũ trụ, thường gọi là kiếp tai.
HỎA TÁNG
Người chết đem thiêu. Tro cốt còn lại đem thờ ở nhà hay ở chùa. Nếu là Phật hay Thánh tăng, tro cốt đó gọi là xá lợi.
HỎA TỊNH
Thức ăn được làm sạch nhờ nấu chín bằng lửa.
HỎA THẦN; S. Agni
Thần Lửa. Ở xứ Ấn Độ cổ đại, có đạo giáo gọi là Hỏa giáo thờ phụng thần Lửa (Hỏa thần). Các ông Ca Diếp và Mục Kiền Liên, trước khi quy y theo Phật Thích Ca đều thờ Hỏa thần.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HỎA QUANG TAM MUỘI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận