Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ HƯƠNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ HƯƠNG theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ HƯƠNG
NGŨ HƯƠNG
Ngũ hương là năm thứ hương thơm. Trong khi dâng các thứ hương, như trầm hương, quế hương, chiên đàn hương…. Để cúng Phật người ta cũng thành tâm dâng luôn năm thứ hương nơi mình gọi là ngũ phần pháp thân hương.
1. GIỚI hương : Hương thơm của người có giới hạnh. Người ấy lòng không chê bai kẻ khác, không hung dữ, không ganh tỵ, đố kỵ, không tham, không giận, không ép bức lường gạt ai, luôn sống có giới đức.
2. Định hương : Hương thơm của người có định tâm, người ấy tâm tự nhiên, không phiền lụy vì sự thiện ác ở đời, không vui mừng, không sợ hãi, tức là tâm chẳng loạn động.
3. Huệ hương : Hương thơm của người đắc trí huệ, Người ấy được giải thoát, không chạy theo danh lợi, không bị danh lợi ràng buộc mà sa vào thất tình, nhờ vậy tâm được sáng suốt, phân biệt được rõ ràng thiện và ác.
4. GIẢI thoát hương : Hương thơm của người tự biết mình đã được giải thoát. Người ấy tâm ý luôn thanh thoát sáng suốt tự tại, vượt khỏi mọi não phiền hoặc nghiệp, dầu có bị người ác hại vẫn an nhiên,không hề xao động.
5. GIẢI thoát tri kiến hương : Hương thơm của người buông xả cái thấy biết vi tế đối với quả vị giải thoát. Người ấy tâm an nhiên tự tại, xa lìa mọi sự chấp trước, sống với thể tánh Như Lai của chính mình.
Ngũ hương hay ngũ phần pháp thân hương tức là năm sự thơm lành hợp lại thành pháp thân. Năm thứ hương này quí hơn tất cả các thứ hương bằng vật chất mà mình thường cúng dường lên Chư Phật- Chư Bồ Tát.
Ngũ hương vật chất là năm thứ hương : Chiên đàn hương – Trầm hương- Đinh hương, – Uất hương, – Long não hương. Đây là những thứ hương mà chúng ta thường đốt cúng dường Phật, Bồ Tát hoặc ướp để làm thơm đồ vật.
Theo PHDS của Ni sư Như Đức
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ HƯƠNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận