Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BẢO TÍCH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BẢO TÍCH theo từ điển Phật học như sau:
BẢO TÍCH
Ratnakara
Những của quý báu tích tụ, những pháp môn vô giá gom lại.
Bảo tích Bồ Tát: Một vị Bồ Tát có hiện lại nghe Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa.
Bảo Tích kinh: Một bộ kinh lớn trong đạo Phật. Cũng kêu: Đại Bảo tích kinh. Bên Tàu, các sư lần lượt từ đời nầy tới đời kia mới dịch xong trọn bộ Bảo Tích kinh. Vì kinh ấy gom góp tất cả các pháp môn, như các pháp thâm diệu về Đại Thừa, cho nên kêu là bảo, vô lượng pháp môn có chép trong đó nên kêu là tích.
Bảo Tích Phật: Danh hiệu một đức Phật Như Lai. Vì ngài đem các pháp quý báu của nền Thánh đạo vô lậu mà trang nghiêm và tích tập cho mình và cho người, nên lấy hiệu là Bảo Tích Phật.
Bảo Tích Tam Muội: Tên một phép tu định. Nhà tu hành có thể quán tưởng thấy cái gốc nguồn của các pháp, lúc bấy giờ tâm trí mình sáng suốt như hột bảo châu ma ni, chiếu sáng tất cả mọi vật. Vì vậy nên gọi phép tu ấy là Bảo Tích Tam Muội.
Bảo Tích trưởng giả tử: Con trai của một vị trưởng giả tên là Bảo Tích. Lúc đức Phật Thích Ca ngự lại thành Tỳ da ly: Vaisali, con của một vị trưởng giả: nhà giàu ở thành ấy cầm đầu năm trăm cậu trai khác, cùng nhau đem lọng thất bảo mà che hầu Phật và thỉnh Phật giảng về hạnh của hàng Bồ Tát ở cõi Tịnh độ.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BẢO TÍCH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận