Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ LOẠI PHÁP THÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ LOẠI PHÁP THÂN theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ LOẠI PHÁP THÂN
NGŨ LOẠI PHÁP THÂN
Hết thảy giáo tướng và sự tướng của tông này, đều kiến lập trên Phật quả vị, đều hiển thị cảnh giới chân thực Pháp thân của Phật, nên chia làm năm loại. Năm loại pháp thân này đều hàm nhiếp trong một đại pháp thân của Như Lai, cho nên có mười phương ba đời chư Phật Bồ Tát, Thiên Long quỷ thần, loài hữu tình và loài vô tình, cũng đều là pháp thân của Phật Tỳ Lô Gía Na sở tiếp, xin phân chia như dưới đây:
1. Tự tính pháp thân : Chân thân của Chư Phật và pháp tính lý trí, tự nhiên đầy đủ, ba đời thường còn, có hữu lý pháp thân và Trí pháp thân khác nhau, nhưng cũng đều gọi là Tự tính pháp thân.
2. Tự dụng pháp thân : Chư phật thụ dụng thân có hai loại :
– Tự thụ dụng thân : Tức là thân tự thụ dụng pháp lạc, cùng với lý trí hợp nhau.
– Tha thọ dụng thân : Là thân của ngôi Thập địa Bồ Tát hiện thân, cùng với trí tuệ hợp nhau, nên gọi là Thụ dụng pháp thân.
3. Biến hóa pháp thân : Chư Phật vì ngôi địa, nên Bồ Tát và Nhị Thừa phàm phu mới hiện thân phàm phu cao một trượng sáu, nói chứng trong tâm ngộ pháp thuộc về biến hóa sở tác,cũng do pháp ấy mà có, nên gọi là biến hóa pháp thân.
4. Đẳng lưu pháp thân : Thân này quan hệ với chín cõi bình đẳng, nên gọi là Đẳng lưu, cho đến lục đạo chúng sanh( sáu đường chúng sanh sanh tử qua lại: Thiên đạo, Nhân đạo, A tu la đạo, Địa ngục đạo, Ngạ quỷ đạo, Súc sanh đạo), thị hiện cùng loại thân hình tùy cơ ứng hóa nên gọi là Đẳng Lưu pháp thân.
5. Pháp giới thân : Pháp thân Như Lai đủ sáu loại thể tính, chu biến pháp giới nên gọi là pháp giới thân.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ LOẠI PHÁP THÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận