Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHỔ HÓA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHỔ HÓA theo từ điển Phật học như sau:
PHỔ HÓA
PHỔ HÓA
普 化 ; C: pǔhuà; J: fuke; ?-860; cũng được gọi là Trấn Châu Phổ Hóa;
Thiền sư Trung Quốc dòng Mã Tổ, môn đệ của Thiền sư Bàn Sơn Bảo Tích. Sư nổi danh vì những hành động quái dị và những hành động này còn được ghi lại trong Lâm Tế lục.
Sau khi Bàn Sơn tịch, Sư đến trợ giúp Lâm Tế hoằng hóa trong thời gian đầu. Khi việc đã xong, toàn thân biến mất không để lại dấu vết. Dòng Thiền của Sư được Thiền sư Tâm Ðịa Giác Tâm truyền sang Nhật với tên Phổ Hóa tông (j: fukeshū)
Bàn Sơn sắp tịch, gọi đệ tử đến bảo: Có người vẽ được chân dung ta chăng? Tất cả môn đệ đều trình đã vẽ đến nhưng chẳng hợp ý Bàn Sơn. Sư liền ra thưa: Con vẽ được. Bàn Sơn bảo: Sao chẳng trình Lão tăng? Sư liền lộn nhào rồi ra. Bàn Sơn liền bảo: Gã này sau chụp gió chạy loạn đây.
Như Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch tiên đoán trước, Sư là người phụ giúp Lâm Tế Nghĩa Huyền hoằng hóa trong thời gian đầu tại Trấn Châu. Lâm Tế lục có ghi lại nhiều giai thoại của Sư với Lâm Tế. Một trong những câu chuyện thường được nhắc đến nhất là việc thiên hóa của Sư. Một hôm Sư ra giữa chợ hô hào xin người qua lại một cái áo dài. Ai cũng cho nhưng Sư không vừa lòng. Lâm Tế nghe vậy liền khiến một vị đệ tử mua một chiếc quan tài. Sư đến viện, Lâm Tế bảo: »Ta có cho ông cái áo dài rồi!« Sư bèn tự vác đi quanh chợ kêu lên rằng: Lâm Tế làm cho tôi một cái áo dài rồi. Tôi qua cửa Ðông Thiên hóa đây! Mọi người đua nhau theo xem, Sư bèn nói: »Hôm nay chưa, ngày mai ra cửa Nam thiên hóa! Cứ như thế ba ngày thì không ai đi theo và đến ngày thứ tư, một mình Sư ra ngoài thành, tự đặt mình vào quan tài, nhờ người đóng nắp lại. Tin đồn ra thì mọi người đổ xô lại, mở quan tài ra xem thì không thấy xác đâu, chỉ nghe trên không tiếng chuông văng vẳng xa dần.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHỔ HÓA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận