Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ MINH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ MINH theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ MINH
NGŨ MINH
Ngũ minh là năm môn học xưa của ẤN Độ, nhờ đó mà trí huệ phát triển. Đây là môn học mà người nội Đạo ( trong Đạo Phật ) và ngoại Đạo đều cần phải học. Ngũ minh còn gọi là Ngũ minh xứ :
1. Thanh minh : Thuyết minh về ngôn ngữ văn tự, giống như ngôn ngữ văn tự học.
2. Công xảo minh : Thuyết minh về mọi công nghệ, kỹ thuật, toán pháp, lịch số….
3. Y phương minh : Thuyết minh về phương pháp trị bệnh giống như y học vậy.
4. Nhân minh : Thuyết minh về lẽ chánh, tà, chân, ngụy. Đó là luận lý học như logic học của ngày nay vậy.
5. Nội minh : Thuyết minh về tôn chỉ học phái mình, như Phật giáo lấy Kinh, Luật, Luận làm nội minh.
Minh có nghĩa là thuyết minh, chứng minh, Minh còn gọi tên khác của trí vì vậy mà các môn học trên được gọi là minh.
Kinh Tâm Địa Quán Phẩm “ Ba La Mật “ có đoạn : “ Hàng trí giả các Bồ Tát thường thích nghe những pháp sâu nhiệm, tâm sanh khát ngưỡng không hề biết chán, các Ngài biết phân biệt lý nhị đế, dứt trừ nhị chướng, thông suốt ngũ minh, thuyết các pháp yếu, giải quyết mọi đều nghi vấn vậy.”
Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ MINH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận