Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ NHÃN . trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ NHÃN . theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ NHÃN .
NGŨ NHÃN
Ngũ nhãn là năm thứ mắt. Mắt như tấm gương có thể soi thấy sự vật, không những thấy được mà còn xét được, những vật có hình tướng cần đến mắt để thấy, đó gọi là xem, những sự lý không có hình tướng thì phải dùng mắt trí tuệ để quan sát.
1. Nhục nhãn : Là con mặt bằng thịt, chỉ thấy những vật có hình tướng, khi đêm tối hay bị vật khác che lấp thì không thể thấy được.
2. Thiên nhãn : Là mắt của Chư Thiên ở cõi Sắc giới, cũng là mắt của người tu thiền định chứng đắc, bất cứ xa gần, lớn nhỏ, ngày đêm hay bị vật ngăn cách cũng thấy rõ hết. Cũng như quang tuyến và kính hiển vi của khoa học vậy.
3. Tuệ nhãn : Nhãn tuệ này là mắt của nhà đắc đạo trong hai thừa Thanh Văn và Duyên giác. Các Ngài đắc huệ nhãn này nhờ dùng trí huệ chiếu soi chơn không vô tướng, có thể quán xét phá tan các giả tướng, biết rõ lý chơn không chẳng còn mê lầm điên đảo nữa. Cũng như tia sáng laser chiếu tới đâu thì các vật có hình tướng đều tan rã hết.
4. Pháp nhãn : Là mắt trí tuệ của chư Bồ Tát, là con mắt chánh pháp, thấu triệt tất cả các pháp môn ở thế gian và xuất thế gian một cách rõ ràng, không bị lọt vào tà pháp ngoại đạo nữa.
5. Phật nhãn : Là con mắt của Phật, gồm đủ bốn mắt trên và hoàn toàn sáng suốt thấu hết tất cả.
Hai thứ con mắt trước là dùng con mắt thịt mà xem, còn hai thứ con mắt kế thì dùng cả hai thứ mắt trên và trí huệ để xem xét, viên dung không còn ngăn ngại và riêng chấp nữa vậy.
Trí huệ khác với thông minh, trí huệ là do tu tập,dứt hết phiền não, vô minh mà phát sanh trí tuệ còn thông minh là sự hiểu biết thông lợi của ý thức, do sự học tập từ bên ngoài mà vào, chưa thấu rõ được chân lý nên Đức Phật thường quở là thế trí biện thông nằm trong bát nạn.
Theo 40 bài GLCB của HT Thích Minh Chánh.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ NHÃN . tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận