Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM THỪA CỘNG THẬP ĐỊA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM THỪA CỘNG THẬP ĐỊA theo từ điển Phật học như sau:
TAM THỪA CỘNG THẬP ĐỊA
TAM THỪA CỘNG THẬP ĐỊA
Theo Luận Đại trí độ tam thừa cộng thập địa là chỉ thập địa chung cho cả ba thừa, trong ba thiên Thai coi đó là địa vị của thông giáo trong Tứ giáo.
Càn tuệ địa: Đó là ngoại phàm phu tương đương với ba hiền vị, ngũ đình tâm quán biệt tổng niệm xứ và tổng tướng niệm xứ, Càn có nghĩa là càn táo tức là khô ráo, địa vị này trí huệ chưa được lý thủy pháp tánh, cho nên gọi là càn tuệ địa, hơn nữa trí huệ hữu lậu chẳng được tươi nhuần bằng lý thủy pháp tánh, nên gọi là càn tuệ
Tánh địa: Đó là nội phàm vị là 4 thiện căn của Tạng giáo, địa vị phục kiến tư hoặc, nên nhìn thấy lờ mờ không lý pháp tánh, bởi vậy gọi là Tánh địa.
Bát nhân địa: Nhân tức là nhẫn, tám nhẫn như Trí nhẫn khổ pháp… để kiến đạo 15 tâm kiến đạo, tuy là 8 nhẫn, 7 trí, nhưng nay về bên nhân đạo nên quyết định chỉ lấy bát nhẫn mà đặt tên.
Kiến đạo: Là đạo loại trí của tâm thứ 16, địa vị dự lưu quả của Tạng giáo, ở địa vị này đoạn được kiến hoặc của tam giới, được thấy cái lý của tâm để trên dưới, cho nên gọi là Kiến đạo.
Bạc địa: Là địa vị đoạn được sáu phẩm đầu trong 9 phẩm tư hoặc của dục giới, chỉ còn lại ba phẩm cuối, nên gọi là bạc địa.
Ly dục địa: Là địa vị đoạn hết kiến tư hoặc của tam giới, là quả A La Hán của Tạng giáo.
Dĩ biện địa: Là địa vị đã đoạn hết kiến tư hoặc của tam giới, là quả A La Hán của Tạng giáo, đó là địa vị đã làm xong cái đọa đoạn hoặc, nên gọi là dĩ biện địa.
Chi Phật địa: Đó là gọi địa vị duyên Giác đã đoạn hết hai hoặc kiến tư trong Tam giới, lại còn vượt lên xâm hại tập khí của hai hoặc nhập vào không quán xâm hại chẳng phải là đoạn trừ, đoạn trừ có nghĩa là như đốt than thành tro rồi thổi cho bay hết đi, đó là việc làm của địa vị thứ 10 (Phật địa). Nay đối với tập khí của duyên Giác, mới chỉ giống như đốt than thành tro mà thôi, cho nên gọi là xâm hại, duyên Giác từ sơ địa đến nay hòa nhập chứng duyên Giác, tiếng Phận gọi là Bích chi Phật, nên gọi là Chi Phật địa.
Bồ Tát địa: Là địa vị tu hành lục độ vạn hạnh trong suốt ba ba vô số trước
Phật địa: Đó là thân cuối cùng của Bồ Tát đoạn hết các tập khí còn rơi rớt lại, dưới cây báu lấy ao trời làm tòa, thành tựu cho đến địa vị nhập tịch nhưng đó là nói đối với Phật Thông giáo, còn đối với Phật của Tạng giáo thì ở dưới cây Bồ Đề lấy cỏ Cát Tường làm tòa mà thành đạo vậy.
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM THỪA CỘNG THẬP ĐỊA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận