Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TÂM THỰC TRUNG ẤM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TÂM THỰC TRUNG ẤM theo từ điển Phật học như sau:
TÂM THỰC TRUNG ẤM
TÂM THỰC TRUNG ẤM
Tam thực trung ấm , tức thân trung ấm có ba cách ăn, bao gồm như sau :
1.Tư thực : Suy nghĩ đến món ăn liền no bụng
2. Xúc thực : Đụng tới món ăn liền no bụng
3. Ý thực : Trong ý cho là thức ăn liền ăn no
Người ta sống rồi thác, sau khi thác rồi mà chưa đi đầu thai, trong thời gian đó, ở âm cảnh người ta vẫn có đủ ngũ ấm, và khi đi đầu thai thân Trung ấm dứt, thọ thân Hậu ấm.
Trong Niết Bàn Kinh quyển 29 dạy rằng : Nhục nhãn (mắt thịt) chẳng thấy được thân Trung ấm chỉ có Thiên nhãn (mắt của loài trời) mới thấy được cái thân Trung ấm.
Thân trung ấm có hai hạng : Hạng thiện nghiệp quả, Hạng này khi sống làm nhiều việc lành nên sau khi chết tâm trí được sáng suốt, thông minh và nhìn thấy được điều lành việc tốt. Hạng này sống như chiếc áo trắng sạch, Hạng thứ 2 là hạng ác nghiệp quả. Hạng này lúc còn sống tạo nhiều điều ác nên sau khi chết tâm trí ám độn luôn thấy những điều dữ, tâm sanh sợ sệt. Hạng này giống như chiếc áo rách dơ dáy.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TÂM THỰC TRUNG ẤM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận