Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ THỂ ĐẦU ĐỊA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ THỂ ĐẦU ĐỊA theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ THỂ ĐẦU ĐỊA
NGŨ THỂ ĐẦU ĐỊA
Ngũ thể đầu địa là năm vóc ( 1. gối tả, 2. gối hữu, 3. tay tả, 4. tay hữu, 5. cái đầu) đều gieo xuống đất. Nghĩa là lễ Phật, lễ tượng Phật, lễ thánh tượng Bồ Tát, lễ sư trưởng…. thì nên chí thành lễ như vậy mới tỏ đủ vẻ cung kính. Ngũ thể đầu địa cũng gọi là Ngũ luân đầu địa ( năm vầng, năm phần xoay vần gieo xuống đất).
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nơi phẩm Cơ duyên có đoạn viết rằng “ Có 1 vị Tăng tên là Pháp Đạt, người ở Hồng Châu, xuất gia lúc 7 tuổi, thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ tổ mà đầu không sát đất, Tổ mới quở rằng : “ Lễ mà đầu không sát đất chi bằng đừng lễ, trong tâm ông ắt có một vật, vậy ông chứa chấp sự nghiệp gì? “. Pháp Đạt thưa : Tôi tụng Kinh Pháp Hoa đã đến ba ngàn bộ.
Tổ bảo : “ Nếu ông tụng đến muôn bộ, được cái ý Kinh mà chẳng cho rằng hơn, ắt cùng với ta sánh vai, nay ông mang sự nghiệp này, trọn không biết lỗi, nghe ta nói kệ :
“Lễ vốn chặt cờ mạng
Sao đầu không sát đất
Có ngã tội liền sanh
Quên công phước vô tỷ…”
…..Ngài Pháp Đạt sau hối hận tạ lỗi với Tổ thưa rằng …. “Từ nay về sau con sẽ khiêm cung với tất cả mọi người” ….
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ THỂ ĐẦU ĐỊA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận