Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT CHỦNG THÍ DỤ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT CHỦNG THÍ DỤ theo từ điển Phật học như sau:
BÁT CHỦNG THÍ DỤ
Bát chủng thí dụ là tám thứ thí dụ. Phật và Bồ Tát thường dùng thí dụ đặng cho người ta dễ hiểu Diệu pháp, tức có tám thứ bao gồm:
Thuận dụ: Thí dụ thuận chiều, như lấy một việc mà làm thí dụ, kể từ gốc cho đến ngọn, từ nguyên nhân xa vời cho đến quả báo hiện tại, đặng so sánh với pháp mà mình đang diễn giải.
Nghịch dụ: Thí dụ nghịch chiều, như lấy một việc mà làm thí dụ, kể ngược từ ngọn trở lại gốc, từ quả báo hiện tại mà kéo đến nguyên nhân xa vời, đặng so sánh với pháp mà mình đang giảng.
Hiện dụ: Thí dụ hiện thời, lấy vật hiện thời này, tỷ với vật hiện thời kia, như nói tâm tánh của chúng sanh tỷ như con khỉ bỏ cái này, bắt cái kia, chẳng hề yên trụ.
Phi dụ: Thí dụ chẳng có thật như tự mình đặt ra một sự tích đặng làm thí dụ với pháp mà mình đang giảng.
Tiền dụ: Thí dụ một việc xảy ra tỷ như nói những kẻ ham hoa, mãi hái hoa mà bị nước lôi cuốn. Chúng sanh tham ái dục lại cũng như thế thường bị trôi dạt trong dòng nước luân hồi sanh tử.
Hậu dụ: Thí dụ một việc về sau. Như nói giọt nước tuy nhỏ chảy mãi sẽ đầy hồ, vậy chẳng nên xem lỗi nhỏ là vô tội không đáng gì.
Tiền, hậu dụ: Lấy một việc làm thí dụ có trước có sau, tỷ như cây chuối thì khi có trái thì là nó sắp chết, kẻ ngu gặp lợi dưỡng cũng lại như thế.
Biến dụ: Ví dụ đầy đủ biến khắp lấy một vật làm thí dụ với pháp lý mình diễn. Trong việc ấy có rất nhiều việc nhỏ có thể tỷ dụ với các pháp trong bài diễn giảng của mình.
(Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT CHỦNG THÍ DỤ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận