Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ THỰC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ THỰC theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ THỰC
NGŨ THỰC
Ngũ thực là năm món ăn, năm đức độ của đạo Pháp, đặng nuôi lơn căn lành của bậc tu hành.
1. Niệm thực : Món ăn bằng niệm tưởng, những người tu hành thường trì chánh niệm mà nuôi lớn các căn lành.
2. Pháp hỷ thực : Món ăn bằng sự vui mừng về Pháp. Những người tu Thánh đạo ham mến Diệu Pháp lòng sanh vui mừng mà nuôi lớn huệ mạng.
3. Thiền duyệt thực : Món ăn bằng sự thiền định. Những người tu Thánh đạo được nương vào thiền định, tâm thân sanh hoan hỷ vui mừng. Sự ấy nuôi lớn cái huệ mạng.
4. Nguyện thực : Món ăn bằng sức thệ nguyện những người tu Thánh đạo, lấy điều thệ nguyện trì thân, mà nuôi lớn hết thảy căn lành.
5. Giải thoát thực : Món ăn bằng sự giải thoát, những người tu Thánh đạo mà được giải thoát khỏi những sự trói buộc của nghiệp lầm, đối với pháp được tự tại. Sự ấy nuôi lớn hết thảy các căn lành của Bồ Tát.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
NGŨ THỨC
Ngũ thức có nghĩa là 5 thức :
A.1. Nghiệp thức : Nương vào gốc rễ vô minh bắt đầu động lên từ bản tâm mà khởi ra mê lầm thành nghiệp có nghĩa là làm ra động tác
2. Chuyển thức : Nghiệp thức chuyển lần thứ nhất mà sinh ra Năng kiến ( tự mình thấy ) rồi khởi lên tác dụng.
3. Hiện thức : Dựa vào tác dụng của năng kiến mà hiện lên vọng cảnh sở kiến. Ba thức nêu trên tương đương với những cái mà trong Duy thức Luận gọi là Tự thể phần. Kiến phần và tướng phần của Thức A lại da.
4. Tri thức : Hướng vào các cảnh giới hiện ra ở tự tâm sở mà sinh ra mọi thứ phân biệt sai lầm.
5. Tương tục thức : Do phân biệt sai lầm nên sinh ra vui sướng với cái mình yêu thích, và khổ sở với cái mình chán ghét. Niềm khổ vui liên tục chẳng dứt. Vả lại nương vào đó mà khởi lên mê lầm, tạo thêm nghiệp khiến phải chịu sống chết liên tục. Hai thức nêu trên thuộc về tác dụng của ý thức.
B.Năm thức lại là năm căn ( mắt, mũi, tai, lưỡi, thân) tiếp xúc với 5 trần ( sắc, thinh, hương, nhụy, xúc) khởi ra 5 sự nhận biết bao gồm :
1.Nhãn thức : Mắt thấy cảnh vật bên ngoài liền khởi biết các vật to, nhỏ, trắng, đen…
2. Nhĩ thức : Tai nghe các âm thanh liền phân biệt được các thứ tiếng.
3. Tỷ thức : Mũi ngửi các mui hương liền biết thơm, thúi….
4. Thiệt thức : Lưỡi nếm các mùi vị liền biết đắng, cay, chua, ngọt…
5. Thân thức : Thân tiếp xúc mọi vật liền biết trơn, nhám, cứng, mềm….
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ THỰC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận