Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DỊ SINH TÍNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DỊ SINH TÍNH theo từ điển Phật học như sau:
DỊ SINH TÍNH
DỊ SINH TÍNH
S : prthag-janatva
Cd: phàm phu tính
Bản tính khiến chúng sinh thành phàm phu, thông thường chỉ cho chủng tử phiền não của kiến hoặc .
Về thể tính của Dị sinh, các bộ phái có nhiều thuyết khác nhau
1. Độc Tử bộ Tiểu Thừa cho rằng Dị sinh tính lấy phiền não “Kiến khổ sở đoạn “ của Dục giới làm thể tính. Tính này bị cõi Dục ràng buộc có tính nhiễm ô, phải tu đến vị Kiến đạo mới có thể đoạn trừ và nhiếp về “hành uẩn tương ưng “
2. Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tiểu Thừa chủ trương rằng thể tính Dị sinh là tính phi đắc của Thánh đạo, bị ràng buộc trong 3 cõi, không có tính nhiễm ô, phài đến vị Tu đạo mới đoạn trừ và nhiếp vào “bất tương ưng hành uẩn” có tự thể riêng.
3. Kính bộ Tiểu Thừa không thể lập thể tính riêng mà cho tính Dị sinh là phần vị sai biệt tương tục lúc Thánh pháp chưa sinh. Đây là 1 loại tính Dị sinh giả lập, cũng tức là thừa nhận không có tính dị sinh tồn tại mà chỉ tạm lập danh tướng để thuyết minh.
4. Duy Thức Đại thừa cho rằng do chủng tử phân biệt khởi 2 chướng: phiền não và sở tri mà tạm lập tính Dị sinh; hàng phàm phu dị sinh nếu lúc đến giai vị Kiến đạo, đoạn hẳn 2 chướng này, mới có thể gọi là bậc Thánh . Do đó lậu hoặc mà bồ -tát Sơ địa đoạn trừ còn gọi là Dị Sinh Tính chướng .
Theo: Luận Đại Tỳ-bà-sa 45, Luận Câu-xá 4, Luận Thành Duy Thức 9, Thành Duy Thức Luận Thuật Kí 3
Từ điển Phật học Huệ Quang
DỊ SINH TÍNH
Tính phàm phu. Do mê mờ cho nên tạo nghiệp, bị luân hồi trong các cõi sống khác biệt, có những thân phận và hoàn cảnh sống khác biệt nhau.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DỊ SINH TÍNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận