Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT ĐẠI ĐỊA NGỤC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT ĐẠI ĐỊA NGỤC theo từ điển Phật học như sau:
BÁT ĐẠI ĐỊA NGỤC
Bát đại địa ngục cũng kêu là bát nhiệt địa ngục, đó là tám cảnh địa ngục lớn. Theo Luận Câu Xá (quyển tám) tám địa ngục lớn ấy là:
Đẳng hoạt địa ngục: Ở đó có chúng sanh xâm phạm bị tội gươm dao đâm chém, gậy gộc đánh đập, cối xay nghiền giã, khi có gió mát (gió nghiệp) thổi tới thì tỉnh ra sống lại như cũ nên gọi là đẳng hoạt.
Hắc thằng địa ngục: Kẻ phạm tội bị dây thừng đen căng chỉ ra xa, rồi cưa, chém tứ chi thân thể nên gọi là địa ngục hắc thằng.
Chúng hợp địa ngục: Nơi đây người phạm tội hợp lại cấu xé lẫn nhau cho tới rách thịt, chết đi sống lại mà vẫn cấu xé nhau mãi, hoặc kẻ mắc tội bị đá hiệp lại mà đè nát cho tới xương thịt tơi tả.
Hài khiếu địa ngục: Cũng gọi là khiếu hoán địa ngục, nơi đây tội nhân bị ngục tốt bắt bỏ vào vạc nước nấu sôi, họ đau đớn kêu la thảm thiết.
Đại khiếu đại ngục: Cũng kêu là Đại khiếu hóa địa ngục, nơi đây kẻ mặc tội bị hình phạt nặng hơn, rùng rợn hơn, nên kêu la càng to hơn.
Viêm nhiệt địa ngục: Nơi đây kẻ mắc tội bị lửa thiêu đốt bốc cháy toàn thân, khổ cực không thể nào tả hết, nên gọi là viêm nhiệt địa ngục.
Đại nhiệt địa ngục: Nơi đây lửa thiêu cực kỳ gay gắt, khổ tăng gấp bội, nên gọi là đại nhiệt.
Vô gián địa ngục: Nơi đây kẻ mắc tội bị xử hình liên tục, thống khổ vô cùng không lúc nào dừng nên gọi là Vô Gián địa ngục.
Tám cảnh địa ngục trên, Niết Bàn (quyển 11) liệt kê với những danh xưng như sau:
1. Tưởng địa ngục
2. Hắc thằng địa ngục
3. Chúng hiệp địa ngục
4. Khiếu hoán địa ngục
5. Đại khiếu hoán địa ngục
6. Tập nhiệt địa ngục
7. Đại tập nhiệt địa ngục
8. A tỳ địa ngục
Những chúng sanh bị đọa ở cảnh ấy, thường bị các nỗi khổ bức bách thống thiết, bị nấu, bị nước, bị chém, bị đâm, bị lột da..v..v…
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT ĐẠI ĐỊA NGỤC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận