Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TĂNG LỮ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TĂNG LỮ theo từ điển Phật học như sau:
TĂNG LỮ
TĂNG LỮ
Bạn tăng, bạn đồng tu.
TĂNG NGHI
Các nghi thức của Tăng sĩ, như cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, dùng bình bát để đi khất thực…
TĂNG NI
Tăng và Ni, đó là nam tu sĩ và nữ tu sĩ.
TĂNG QUAN
Ngày xưa, ở nước ta, khi đạo Phật còn là quốc đạo thì các nhà sư do triều đình phong kiến bổ nhiệm để quản lý Tăng chúng cả nước hay ở từng địa phương, gọi là tăng quan.
TĂNG SỰ
Công việc nội bộ của tăng chúng, do Tăng chúng tự quản lấy. Vd, sinh hoạt, uy nghi, giới luật, các mối quan hệ giữa tăng sĩ với nhau… Tăng sĩ hay là người xuất gia, nhưng chưa phải là bậc thánh, giữa họ có thể phát sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn đó nên do tự họ giải quyết lấy.
TĂNG TÀN
Một loại tội nặng dưới tội Ba La Di. Phạm tội tăng tàn thì phải sám hối trước chúng, theo đúng nghi thức. Nếu không thì xem là tội Ba La Di, và mất tư cách tăng sĩ.
TĂNG THỐNG
Chức của vị sư đứng đầu, thống lãnh Tăng già của cả một nước. chức Tăng quan này lần đầu tiên được đặt ra ở nước ta dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng, và được duy trì dưới các triều đại Lê, Lý, Trần, Vị tăng thống đầu tiên ở nước ta là sư Ngô Chân Lưu, được vua Đinh phong là Khuông Việt Quốc Sư.
TĂNG THỨ
Thứ bậc trong Tăng chúng, cao thấp tùy theo tuổi hạ nhiều hay ít, và theo số giới luật được hành trì.
TĂNG TRIỆU
Cao tăng Trung Hoa đời Diêu Tần (thế kỷ 5), là nhà Phật học uyên bác, thành viên của ban phiên dịch kinh Phật của Cưu Ma La Thập ở Tràng An.
TĂNG TỤC
Tăng sĩ và cư sĩ tại gia.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TĂNG LỮ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận