Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ Ý trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ Ý theo từ điển Phật học như sau:
Ý
Ý; S. Manas hay Mana
Hán dịch nghĩa là tư lương (suy nghĩ, so đo, tính toán). Tư lương là một chức năng dễ thấy của tâm thức. Theo môn Duy Thức học, Ý là thức thứ bảy trong số tám thức, và được gọi là thức Mạt Na. còn thức thứ tám gọi là Thức A Lại Gia. X. A Lại Gia. Ý với nghĩa Thức thứ bảy là Ý theo nghĩa hẹp của môn Duy Thức học. Còn ý, theo nghĩa rộng, là chỉ tâm thức nói chung.
Ý CĂN; A. the mind sense
Một trong sáu căn. Là căn của ý thức, chỗ dựa của ý thức.
Ý GIẢI
1. Sự giải thích bằng ý thức. (A. Intellectual explanation).
2. Sự giải thoát của ý thức. (A. Liberation of mind).
Ý GIỚI
Giới là cảnh giới, lĩnh vực. Lĩnh vực hoạt động của ý.
Ý HÀNH
Hành tướng của ý. Khi mắt thấy sắc mà sinh ra niềm vui trong tâm (hỉ), gọi là hỉ hành của nhãn thức. Mắt thấy sắc mà sinh ra lo (ưu), đó là ưu hành của nhãn thức. Hay là, mắt thấy sắc mà tâm không vui, cũng không lo, đó là xả hành của nhãn thức. Hỉ hành, ưu hành, xả hành của nhãn thức, gọi chung là ý hành của nhãn thức. Đối với năm thức của tai, mũi, lưỡi, thân và ý đều có sự phân biệt như vậy.
(Kinh Giới Phân Biệt, Trung Bộ III, tr. 410)
Ý HỌC
Cũng như nói tâm học. Môn học về tâm, về ý.
Ý LẠC
Niềm vui trong ý nghĩ.
Ý LỰC
Sức mạnh của ý.
Ý MÃ; A. the mind as a horse
Tâm ý hay chạy nhảy, không đứng yên như con ngựa.
Ý NGÔN
Lời nói được tâm niệm trong ý thức, cũng có nghĩa: ý thức và ngôn ngữ.
Ý NIỆM VÃNG SINH
Tâm ý luôn luôn cầu vãng sinh sang cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Ý NGHIỆP
Một trong ba nghiệp. Nghiệp do ý nghĩ tạo. Còn hai nghiệp kia: nghiệp do lời nói tạo ra (khẩu nghiệp) và nghiệp do thân tạo ra (thân nghiệp).
Ý SINH THÂN
Bồ Tát từ sơ địa trở lên mang thân này hay thân khác ra vào trong các cõi sống, đều do ý nguyện độ sinh. Vì vậy, thân đó của Bồ Tát không phải là do nghiệp sinh ra mà là do ý nguyện độ sinh. Cg, ý thành thân.
Ý TAM
Ý nghiệp bất thiện có ba là tham, sân, si.
Ý THÀNH THIÊN
Chỉ những cõi Trời thuộc cõi Vô sẵc, ở đây, chúng sinh sống không cần ăn uống, mà chỉ sống bằng hoạt động của tâm lí.
Ý THÚ
Hướng ý nghĩ. Xu hướng ý nghĩ.
Ý THỦY
Khi nhập thiền, vào định, tâm ý trong sáng như nước.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với Ý tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận