Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ VỊ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ VỊ theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ VỊ
NGŨ VỊ
Tông Thiên Thai chia quá trình thuyết pháp của Phật ra năm thời giáo, dùng năm hình thức khác nhau của sữa để ví dụ, gọi là ngũ vị hay là Ngũ chủng ngưu vị. Đó là năm món ăn do con bò cái cung cấp.
Nhũ vị : Là vị sữa tươi nặn ở con bò cái. Chỉ cho thời kỳ thứ nhất Đức Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm.
Lạc vị : Là chất cà rem do chất sữa tươi làm ra, chỉ cho thời kỳ thứ hai Phật thuyết Kinh A Hàm.
Sinh tố vị : Chất bơ sống do lạc vị làm ra, chỉ cho thời kỳ thứ ba Phật thuyết các bộ Kinh Đại Thừa phương đẳng.
Thục tô vị : Chất bơ chín do sinh tố vị làm ra, chỉ cho thời kỳ thứ tư Phật thuyết Kinh Bát Nhã vậy.
Đề hồ vị : Chất phó mát do chất thục tô vị làm ra, chỉ cho thời kỳ thứ năm Phật giảng các bộ Pháp Hoa, Niết Bàn, Tông Thiên Thai gọi các Kinh Pháp Hoa, Niết Bàn là viên giáo. Năm vị là một khái niệm của Tông Thiên Thai.
Trong ngũ vị món đề hồ là ngon nhất, món ấy tỷ với quả Phật Thế Tôn là quả vị vi diệu nhất trong các quả, tỷ với Niết Bàn Kinh là Kinh vi diệu nhất, có thể đưa bậc tu hành vào cảnh Đại Niết Bàn của Phật.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ VỊ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận