Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT GIÁO trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT GIÁO theo từ điển Phật học như sau:
BÁT GIÁO
BÁT GIÁO
Một khái niệm của Tông Thiên Thai ở Trung Hoa, phân chia toàn bộ giáo lý Phật Thích Ca thành tám loại, có thể nói là tám bộ môn:
1. Tam tạng giáo: là giáo lý cộng thông trong ba tập thánh điển Kinh, Luật, Luận.
2. Thông giáo: giáo lý cộng thông cho cả Tiểu thừa và Đại thừa.
3. Biệt giáo: giáo lý riêng có của Đại thừa.
4.Viên giáo: giáo lý được trình bày một cách hoàn thiện, viên mãn, toàn bộ môn không phân biệt Đại thừa hay Tiểu thừa.
Trên đây là bốn nội dung giáo lý, Phật dùng để hóa độ chúng sinh và tùy theo căn cơ cao thấp của chúng sinh.
5. Đốn giáo: phương pháp giáo hóa nhanh chóng, trực tiếp.
6. Tiệm giáo: phương pháp giáo hóa dần dần, tuần tự có hệ thống.
7. Bí mật giáo: có trường hợp, Phật dùng những phương tiện bí mật để giáo hóa. Vd, trong số chúng sinh nghe pháp, có cả chư Thiên và loài phi nhân cùng dự với loài người, thì lời Phật giảng cả cho chư Thiên, phi nhân và loài người đều nghe được, tất nhiên với tầm hiểu biết khác nhau.
8. Bất định giáo: nội dung đổi khác tùy theo trình độ người nghe
BÁT GIÁO
Tám khoa giáo:
Khoa giáo Tam tạng,
Khoa giáo Thông,
Khoa giáo Biệt,
Khoa giáo Viên: Bốn khoa giáo trên đây ở bốn khoa giáo Thiên thai là bốn khoa giáo hóa pháp.
Khoa giáo Đốn,
Khoa giáo Tiệm,
Khoa giáo Bí mật,
Khoa giáo Bất định: Bốn khoa giáo trên đây là bốn khoa giáo nghi, hiệp lại kêu là tám khoa giáo.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT GIÁO tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận