Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHUYỂN PHÁP LUÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHUYỂN PHÁP LUÂN theo từ điển Phật học như sau:
CHUYỂN PHÁP LUÂN
Đhammachakkappavattanasoutta
Quay bánh xe Pháp, thuyết Pháp lần đầu. Bánh xe Pháp mà lăn đi thì hạ được những tư tưởng lầm lạc, cũng như bánh xe sắt đi đến đâu thì cán nhẹp hết các vật theo đường.
Đức Phật, khi thành Đạo, chưa định truyền Giáo. Có đức Phạm Thiên cầu khẩn lắm. Ngài mới định đi ra khai hóa cho đời. Ngài độ ông A la la (ArataKâlama) thì ông này đã thác. Ngài nhớ lại ông Uất đầu lam Phất (Udraka), thì ông nầy cũng đã tịch Ngài bèn lần đến thành Ba la nại (Bénarès) trong vườn Lộc mà thuyết pháp độ năm vị Chơn nhơn. Kể từ nay Ngài mở nền Pháp lý độ đời, nên gọi là ngài Chuyển pháp luân. Lúc Chuyển Pháp luân thì ngài thuyết Tứ diệu đế cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Nghe rồi, năm ông tự giải thoát khỏi sự lầm lạc mà đắc đạo, thành La Hán.
Trong Hội Pháp Hoa, Đại chúng có bạch với Phật rằng: “Trong đời Phật, ngài có chuyển pháp luân hai lần: một lần ở Ba la nại trong Vườn Lộc độ bọn ông Kiều Trần Như và kế đó chư Thanh văn đắc quả La Hán, một lần nữa, Ngài chuyển Vô thượng Pháp luân trong hội Pháp Hoa, độ Đại chúng hóa thành Bồ Tát, đắc quả Chánh giác.
Sự chuyển Pháp luân có hai đức tánh:
Vận chuyển cái tâm của chúng sanh, đưa đến nẻo sáng.
Đè nát các mối mê hoặc, phiền não. Ấy cũng như cái bánh xe của bậc vua chúa lăn đến đầu thì có hai đức tánh:
Làm cho an lạc nhơn tâm, khuyến khích kẻ lành.
Tảo trừ kẻ ác, bọn phản nghịch. Lần nữa, chẳng những kỳ thuyết pháp ban sơ ở thành Ba la nại, gọi là Chuyển Pháp luân, mà mỗi khi một đức Phật giảng thuyết để dạy chúng sanh cũng đều gọi là Chuyển pháp luân cả. Khi Phật giảng thuyết với hàng trung căn, trung trí, trung tinh tấn, hàng Thinh văn và Duyên giác, như kỳ thuyết pháp ban sơ ở thành Ba la nại, thuyết về Tứ diệu đế, Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, thì gọi là Chuyển Pháp luân. Còn khi ngài giảng thuyết, mà Đại chúng phần đông là Thượng căn, Thượng trí, Thượng tinh tấn, tức là hàng Bồ Tát, như thuyết kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn, giảng Phật tánh, Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, thì gọi là Chuyển Đại Pháp luân.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHUYỂN PHÁP LUÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận