Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHÂN theo từ điển Phật học như sau:
NHÂN
NHÂN
Cõi người, nơi loài người ở thuộc về cõi thiện lành. Cũng như cõi A tu la và cõi Trời đều thuộc về cõi thiện lành. Trái lại, ba cõi súc sinh, quỷ đói, địa ngục thuộc về ba cõi ác, khổ.
NHÂN
Lòng nhân từ, thương người xót vật.
NHÂN; S. Nidana
Nguyên nhân, nguyên do.
NHẪN; S. Ksanti
Nhẫn nhục. Một trong những đức tính quan trọng của tu sĩ Phật giáo, dùng để đối trị tính sân giận.
Trong sáu hạnh của Bồ Tát, thì nhẫn nhục thuộc về hạnh thứ ba (x. sáu độ)
1. Sinh nhẫn: Giữ được thái độ bình thản, không sân giận, oán thù khi gặp những người khác chửi mắng hay bức hại mình.
2. Pháp nhẫn: Gặp các nghịch cảnh thiên nhiên như mưa rào, gió lạnh, nóng bức v.v… đều xem như không, không chút than vãn, oán trách.
3. Vô sinh pháp nhẫn: Đức nhẫn thành đạt của các bậc Thánh, trở thành bẩm tính tự nhiên của họ, không cần cố gắng, ra vào mọi nghịch cảnh như ra vào hư không.
4. “Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,
5. Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.”
6. (Quang Âm Thị Kính)
NHẪN NHỤC THẾ GIAN
Cg, thế gian nhẫn. Nhẫn nhục, chịu nóng lạnh, đói khát khổ vui. Còn nhẫn nhục xuất thế gian (cg, xuất thế nhẫn) là nhẫn nhục để giữ vững đức tin đối với Tam bảo, để giữ giới, bố thí, có chính kiến v.v.. dù có phải bị đánh mắng, sỉ nhục v.v…
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận